Ths.Bs.Lê Đức Tài – Trung Tâm Tim mạch
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Suy tim do Tăng huyết áp xuất hiện do các thay đổi trong tâm thất trái, tâm nhĩ trái và động mạch vành do tăng huyết áp mãn tính. Tăng huyết áp làm tăng khối lượng công việc lên tim, gây ra những thay đổi về cấu trúc và chức năng của cơ tim.
Bệnh suy tim được xem như là tổn thương tại cơ quan đích, là kết quả của quá trình không kiểm soát được bệnh Tăng huyết áp trong thời gian dài.
Mối liên hệ giữa Tăng huyết áp và Suy tim
Bệnh tim do Tăng huyết áp là một nhóm các bệnh liên quan đến các thay đổi của tim do Tăng huyết áp mạn tính. Các thay đổi này xảy ra trong tâm thất trái, tâm nhĩ trái và động mạch vành do Tăng huyết áp mãn tính gây nên.
Tăng huyết áp làm tăng khối lượng công việc lên tim, gây ra những thay đổi về cấu trúc và chức năng của cơ tim, bao gồm phì đại tâm thất trái, có thể tiến triển thành suy tim. [1]
Bệnh tim do Tăng huyết áp được phân loại theo có hoặc không có suy tim. Khi Tăng huyết áp kèm theo Suy tim đòi hỏi liệu pháp hướng tới mục tiêu chuyên sâu hơn. Bệnh tim do Tăng huyết áp có thể dẫn đến suy tim tâm trương, suy tâm thu hoặc cả hai. Những bệnh nhân này có nguy cơ cao bị biến chứng cấp tính như suy tim mất bù, hội chứng mạch vành cấp tính hoặc đột tử do tim.
Tăng huyết áp làm rối loạn hệ thống nội mô làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và bệnh động mạch ngoại vi. Đây là những yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch.
Triệu chứng của Suy tim
Tiền sử bệnh lý và thăm khám sức khỏe là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tim do Tăng huyết áp. Vì hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng cho đến khi các biến chứng phát sinh muộn.
Bệnh nhân phì đại thất trái do Tăng huyết áp mạn tính thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, phì đại thất trái có thể dẫn đến đau ngực do thiếu máu cục bộ hoặc tăng nhu cầu oxy. Bệnh nhân có thể có biểu hiện đau ngực khi gắng sức do đau thắt ngực hoặc bệnh mạch vành.
Một số bệnh nhân ban đầu có thể có biểu hiện khó thở trong trường hợp suy tim mất bù cấp tính. Những bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ bị rung nhĩ.
Yếu tố ảnh hưởng đến suy tim do Tăng huyết áp
Đối với một số trường hợp, các yếu tố khiến tình trạng suy tim do tăng huyết áp trở nặng hơn bao gồm:
Ngoài ra người bệnh còn gặp phải một số vấn đề khác như: ngưng thở khi ngủ, dùng một số loại thuốc, thừa cân, béo phì.
Phòng ngừa và kiểm soát Suy tim do Tăng huyết áp
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã sửa đổi các khuyến nghị trước đó của JNC8 và đưa ra hướng dẫn cập nhật năm 2017, phân loại huyết áp thành một trong bốn loại: tăng huyết áp bình thường, tăng cao, giai đoạn 1 hoặc tăng huyết áp giai đoạn 2.
Tùy vào loại tăng huyết áp (cao huyết áp) nào mà ta có các mức độ kiểm soát khác nhau, tập trung vào 2 mục tiêu bao gồm: sử dụng thuốc điều trị và thay đổi lối sống.
+ Sử dụng thuốc
Việc kiểm soát huyết áp được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc hạ huyết áp, đồng thời tái khám và định kỳ để đánh giá mức độ đáp ứng của điều trị.
Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định bác sĩ để giữ huyết áp tối ưu cho từng cá thể riêng biệt.
+ Kiểm soát và theo dõi huyết áp tại nhà
Việc điều trị sẽ không thể đạt kết quả nếu bệnh nhân không được hướng dẫn cụ thể. Bạn cần trang bị máy đo huyết áp tại nhà và ghi thành nhật ký theo dõi huyết áp mỗi ngày.
+ Kiểm soát bệnh nền khác
Bạn hãy thăm khám và phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa khác trong việc kiểm soát các bệnh khác. Tiêu biểu là Đái tháo đường, bệnh thận và bệnh phổi, COPD.
+ Thay đổi lối sống
Tài liệu tham khảo:
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN