Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Một số điều cần biết về bệnh lý phình động mạch chủ ngực – Chụp CLVT động mạch chủ ngực

Một số điều cần biết về bệnh lý phình động mạch chủ ngực – Chụp CLVT động mạch chủ ngực

Phình động mạch chủ ngực là một bệnh lý giãn động mạch chủ vĩnh viễn và không thể phục hồi. Tỷ lệ mắc bệnh phình động mạch chủ ngực là từ 2 – 5% trong tất cả các bệnh lý về phình mạch máu. Vậy dấu hiệu cảnh báo phình động mạch chủ ngực là gì?

                                                                    Phình động mạch chủ bụng hình thoi và hình túi

1. Phình động mạch chủ ngực là gì?

Phình động mạch chủ ngực là tình trạng kích thước đường kính ngang của động mạch chủ đo được lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần so với đường kính của đoạn động mạch phủ còn lại. Phình động mạch chủ ngực thường được chia thành các dạng sau:

  • Phình động mạch chủ ngực dạng túi: Với mặt bên của động mạch chủ phồng lên và không đối xứng. Đây là hiện tượng giả phình động mạch chủ do chấn thương hoặc loét xuyên thấu động mạch chủ gây ra;
  • Phình động mạch chủ ngực dạng hình thoi: Đây là hiện tượng phình thật vì cả 3 lớp của thành động mạch chủ đều bị tổn thương. Động mạch chủ ngực giãn to bất thường một đoạn dài và có liên quan đến toàn bộ chu vi của thành động mạch chủ;
  • Phình động mạch chủ ngực – bụng: Liên quan đến cả hai động mạch chủ ngực xuống và động mạch chủ bụng.
    2. Dấu hiệu phình động mạch chủ ngực

 Bệnh phình động mạch chủ ngực thường ít có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc chụp X-quang ngực thường quy. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo xuất hiện ở bệnh nhân có triệu chứng không điển hình như sau:

  • Đau đột ngột vùng trước ngực hoặc sau lưng: Cảm giác đau thường mơ hồ, có thể thấy đau ở vùng cổ và hàm dưới, hoặc đau giữa hai xương bả vai, đau vai trái, hay đau lưng. Khi bị phình tách động mạch chủ ngực thì cơn đau xuất hiện đột ngột như xé vùng trước ngực hoặc sau lưng;
  • Khó thở, khó nuốt do bị chèn ép: Khi phình động mạch chủ ngựcvới mức độ lớn có thể gây chèn ép các cấu trúc xung quanh hoặc các tạng lân cận, dẫn đến khàn tiếng (do chèn ép thần kinh thanh quản), khó thở, khó nuốt (do chèn ép khí quản, thực quản), phù (do chèn ép tĩnh mạch).
    3. Nguy cơ của phình động mạch chủ ngực
    – Tuổi – trên 65 tuổi làm tăng nguy cơ.
    – Hút thuốc lá.
    – Tiền sử huyết áp cao.
    –  Xơ vữa động mạch.
    – Tiền sử gia đình của chứng phình động mạch chủ.
    – Hội chứng Marfan.
    – Bệnh van động mạch chủ có 2 mảnh.
  1. Chỉ định chụp CLVT động mạch chủ.

 Hiện nay tại khoa Xquang- Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An ngoài siêu âm, chụp X-quang ngực thì Chụp Cắt lớp vi tính động mạch chủ ngực là phương pháp hữu hiệu, với trang thiết bị hiện đại như máy chụp CLVT 64 dãy và đội ngũ cán bộ được đào tạo, cập nhật chuyên môn thường xuyên là địa chỉ tin cậy để quý khách hàng và bệnh nhân lựa chọn.

 Chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ ngực là sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc đối quang i-ốt để làm hiện hình toàn bộ động mạch chủ ngực từ lỗ xuất phát tới vị trí qua lỗ cơ hoành và các nhánh xuất phát từ quai động mạch chủ.

* Chỉ định

  • Đau ngực nghi ngờ hội chứng động mạch chủ cấp: phình tách động mạch chủ, máu tụ trong thành hay ổ loét xuyên thành động mạch chủ.
  • Nghi ngờ phình động mạch chủ.
  • Các bệnh lý viêm động mạch chủ: Takayasu…
  • Nghi ngờ có hẹp eo động mạch chủ.
  • Đánh giá tình trạng xơ vữa thành động mạch chủ và các gốc mạch lớn xuất phát từ quai động mạch chủ gây hẹp tắc lòng mạch
  • Các trường hợp chấn thương vùng ngực nghi tổn thương động mạch chủ ngực.

* Chống chỉ định

  • Không hợp tác
  • Dị ứng thuốc đối quang i-ốt, tiền sử hen phế quản
  • Suy thận, phụ nữ có thai
  1. Các bước tiến hành

* Chuẩn bị bệnh nhân

  • Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.
  • Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có
  • Cần nhịn ăn chất đặc, nên uống sữa hoặc nước hoa quả với thể tích không quá 100ml.
  • Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: Cần cho thuốc an thần…

*. Tư thế người bệnh

  • Nằm ngửa
  • Đặt đường truyền tĩnh mạch đủ lớn (18G) và nối với bơm tiêm điện
  • Lắp cổng điện tâm đồ (ECG): có thể lắp hoặc không, thường không lắp,

* Chụp định vị

Trường chụp động mạch chủ ngực từ cổ tới ngang vòm hoành, đảm bảo lấy hết được gốc và đoạn gần các mạch lớn xuất phát từ quai động mạch chủ. Tuy nhiên hiện nay phần lớn sử dụng các hệ thống máy cắt lớp vi tính đa dãy như 32, 64 dãy hoặc hơn; nên việc khảo sát động mạch chủ thường lấy toàn bộ động mạch chủ ngực – bụng và các nhánh động mạch lớn xuất phát từ cổ tới tiểu khung.

* Chụp trước tiêm thuốc

Thường chỉ lấy đoạn ngực, đánh giá các tổn thương máu tụ trong thành tăng tỷ trọng tự nhiên.

* Chụp có tiêm thuốc đối quang i-ốt

  • Tiêm thuốc đối quang i-ốt thường sử dụng kỹ thuật “bolus tracking” hơn là kỹ thuật “Test bolus” mục đích để xác định thời điểm thuốc đạt nồng độ cao nhất tại gốc ĐM chủ.
  • – Lượng thuốc đối quang i-ốt thường sử dụng từ 100-120 ml (tùy thuộc vào loại thuốc đối quang i-ốt: hàm lượng iod và chỉ số BMI của người bệnh). Tốc độ tiêm: 4-5ml/giây. Phối hợp với dùng nước muối sinh lý để giảm bớt tổng liều thuốc, ngấm thuốc mạch máu tốt hơn và giảm bớt nhiễu ảnh từ tim phải.
  • – Độ dày lớp cắt tùy thuộc theo từng loại máy (16, 32, 64 dãy…) và từng hãng máy.

*. Xử lý hình ảnh

                                                                             Hình ảnh phình động mạch chủ ngực

XỬ TRÍ hình ảnh trên các chương trình tái tạo đa bình diện (3D MPR), tái tạo theo tỷ trọng tối đa (MIP) và tái tạo theo thể tích (VRT)…