Vào ngày 24 tháng 3 năm 1882 tại Berlin, Robert Koch đã công bố việc phát hiện ra vi khuẩn Lao, mở ra con đường chẩn đoán và chữa khỏi căn bệnh này. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chọn ngày Thế giới Phòng chống Lao là ngày 24 tháng 3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh Lao tới sức khỏe con người, kinh tế và xã hội; đồng thời thúc đẩy nỗ lực chấm dứt bệnh Lao trên toàn cầu.
Bệnh Lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo báo cáo của WHO bệnh Lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề nghiêm trọng, gánh nặng về sức khỏe cộng đồng và đứng trong top 10 những bệnh có nhiều người mắc và là là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng trên toàn cầu. Báo cáo bệnh Lao toàn cầu của WHO (Global TB Report) năm 2023, số lượng tử vong do bệnh Lao đã tăng lên trong hai năm liên tiếp và lần đầu tiên ước tính số lượng người mới mắc bệnh Lao hàng năm cũng đã tăng lên sau hơn một thập kỷ.
Hiện có khoảng 1/3 dân số thế giới bị nhiễm Lao, mỗi năm có khoảng từ 9 đến 11 triệu người mắc Lao mới và khoảng 1,3 triệu người chết do Lao. Trong đó số người chết do Lao ở các nước chận phát triển và đang phát triển chiến tỷ lệ 98% chết do Lao trên thế giới và trong đó độ tuổi lao động từ 15 đến 50 tuổi chiến 75 %. Tình hình dịch tễ bệnh Lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu, ước tính tỷ lệ mắc Lao đa kháng thuốc là 3,5 % trong số bệnh nhân Lao mới và 18% trong số bệnh nhân điều trị lại.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc Lao cao, đứng thứ 11/30 nước có tỷ lệ mắc Lao cao nhất toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh Lao đa kháng thuốc cao trên thế giới. Số bệnh nhân Lao các thể được phát hiện trong những năm qua khoảng từ 102.000 đến 108.000 người bệnh, (tỷ lệ 108 /100.000 dân) tỷ lệ đa kháng thuốc trong số bệnh nhân mới là 4,1%, trong số người đã từng điều trị Lao là 17%.
Tất cả các bộ phận của cơ thể đều có thể mắc bệnh lao như lao phổi – màng phổi, lao hạch bạch huyết, loa màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch – tiết niệu, lao ruột, trong đó thường gặp nhất là bệnh lao phổi (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Vậy bệnh lao phổi là gì?!
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên
Bệnh lao phổi được định nghĩa là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium gây nên. Người bệnh bị phơi nhiễm với bệnh khi bị nhiễm trùng, hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh. Bệnh hình thành khi vi trùng lao xâm nhập và sinh sôi tại một cơ quan nào đó trong cơ thể.
1. Nguyên nhân gây bệnh lao phổi
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân chính gây nên bệnh lao, khi vi khuẩn lao phát tán ra ngoài lúc người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hút vào và gây bệnh tại phổi sẽ làm lây lan bệnh.
Vi khuẩn lao có thể đi từ phổi qua đường máu hay bạch huyết và gây bệnh. Chúng có khả năng kháng lại cồn, axit và có thể hoạt động trong môi trường mà vi khuẩn khác không thể sống được.
Thời gian tồn tại của vi khuẩn lao trong đờm, rác ẩm và tối được nhiều tuần. Chúng chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 1000C/5 phút và bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời.
2. Dấu hiệu của bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi có những dấu hiệu điển hình gồm:
Các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra nhưng không được nêu ở trên. Cơ địa mỗi người khác nhau nên hãy đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và tham khảo ý kiến.
Hình ảnh phổi bị tổn thương do bệnh lao phổi
3. Bệnh lao phổi lây truyền qua con đường nào?
Lao phổi có thể dễ dàng lây từ người sang người bằng đường hô hấp, không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh.
Nguồn bệnh được xác định là những người bệnh lao phổi, lao thanh quản, phế quản trong giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn lao.
Vị trí của vi khuẩn lao nằm trong các hạt nước bọt li ti, hoặc trong các hạt bụi nhỏ có đường kính từ 1 đến 5 mm nên dễ dàng bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Vi khuẩn có thể đi từ phổi qua máu, bạch huyết và gây bệnh tại các tạng khác trong cơ thể như hạch bạch huyết, xương, gan, thận…
Trung bình cứ 1 người bị lao phổi sẽ lây cho 10 – 15 người khác khi ho khạc ra vi khuẩn, đặc biệt trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học…
Điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh là trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt.
Người bình thường có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi hoặc các chất thải chứa vi khuẩn lao. Ngoài ra khi sử dụng thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi bị nhiễm lao đều có thể bị nhiễm lao.
4. Phòng ngừa bệnh bệnh lao phổi bằng cách nào?
Có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh sau để phòng ngừa sự lây lan của bệnh lao phổi:
Đoàn công tác của Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An để hỗ trợ xây dựng bệnh viện hạng đặc biệt
Truyền thông và ứng dụng chuyển đổi số Y tế tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại Bệnh Viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN