Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Ngộ độc khí CO: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Ngộ độc khí CO: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Khí CO, hay carbon monoxide, là một chất khí không màu, không mùi, không vị, không gây kích thích, có thể gây ngộ độc khi hít phải. Khí CO được tạo ra từ quá trình cháy không hoàn toàn của các chất hữu cơ, chẳng hạn như than, gỗ, xăng dầu,…

Khí CO rất độc. Khí CO gắn mạnh vào hemoglobin làm giảm khả năng vận chuyển oxy, gây thiếu oxy tổ chức, ức chế hô hấp tế bào, gây thiếu oxy, toan lactic và hình thành các chất điều viêm và gốc tự do, gây chết tế bào và tổn thương thần kinh muộn, đặc biệt ở não.

Thai nhi đặc biệt nhạy cảm với độc tính của CO.

1. Nguyên nhân

Ngộ độc khí CO thường xảy ra do hít phải khí CO trong môi trường không khí bị ô nhiễm bởi khí CO. Các nguồn phát sinh khí CO bao gồm:

  • Đốt than (đặc biệt là than tổ ong) than củi, củi, khí gas, trong phòng kín hoặc thông khí kém
  • Khói trong các vụ cháy nhà, cháy rừng,…
  • Thiết bị đốt nhiên liệu không hoàn hảo như động cơ chạy xăng dầu, máy phát điện… trong phòng kín hoặc thông khí kém

2. Triệu chứng

Các triệu chứng ngộ độc khí CO thường không đặc hiệu, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, bao gồm:

  • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn,…
  • Khó thở, đau ngực, tim đập nhanh,…
  • Mệt mỏi, chóng mặt, mất phương hướng,…
  • Mất ý thức, co giật, hôn mê,…

3. Biến chứng

  • Thường gặp các biến chứng thần kinh: mất vỏ, vận động bất thường, suy giảm trí nhớ, suy giảm tập trung, liệt, sa sút trí tuệ, Parkinson, các bệnh lý thần kinh ngoại vi,…
  • Biến chứng tim mạch như: Thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.

4. Cách phòng tránh

Để phòng tránh ngộ độc khí CO, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Sử dụng các thiết bị bị đốt nhiên liệu an toàn, đảm bảo thông gió tốt.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị đốt nhiên liệu.
  • Không đốt than, coi trong phòng kín, thiếu thông gió.
  • Khi có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc khí CO, cần nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực ô nhiễm, gọi điện cấp cứu 115.

5. Ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm trong mùa lạnh

Mùa đông là thời điểm nhu cầu sử dụng hơn sưởi ấm tăng cao. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm dễ xảy ra ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm.

Nguyên nhân chính gây ngộ độc khí CO trong trường hợp này là do:

  • Than không được đốt cháy hoàn toàn, tạo ra khí CO.
  • Không gian sử dụng than sưởi ấm không được thông gió tốt.

6. Để phòng tránh ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm, cần thực hiện các biện pháp sau

  • Sử dụng than chất lượng tốt, đảm bảo đốt cháy hoàn toàn.
  • Sử dụng lò sưởi than có thiết kế thông gió tốt.
  • Không đốt than trong phòng kín, thiếu thông gió.
  • Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh lò sưởi than.

Ngộ độc khí CO là một tai nạn nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức về nguy cơ ngộ độc khí CO và thực hiện các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.