Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị: Viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị: Viêm quanh khớp vai thể đông cứng

I.ĐỊNH NGHĨA

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng (Frozen shouder) là bệnh có đặc trưng lâm sàng là đau và hạn chế vận động khớp vai. Nguyên nhân là do viêm dính bao khớp ổ chảo-cánh tay, không có tổn thương sụn và xương khớp vai, không do chấn thương mới khớp vai, không do vi khuẩn.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng cũng là thể bệnh hay gặp, chiếm <10% các trường hợp viêm quanh khớp vai, đứng hàng thứ hai sau viêm quanh khớp vai thông thường.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

  1. Nguyên nhân

+ Viêm quanh khớp vai thể đông cứng nguyên phát: đây là những trường hợp viêm dính bao khớp xảy ra trước mà không là phải thứ phát do viêm quanh khớp vai thể thông thường.

+ Viêm quanh khớp vai thể đông cứng thứ phát: là những trường hợp viêm dính bao khớp xảy ra thứ phát sau viêm quanh khớp vai thể thông thường.

  1. Các yếu tố nguy cơ

Người ta chưa biết tại sao lại dẫn đến viêm dính bao khớp vai, nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ đã được báo cáo, đó là:

+ Tuổi: thường gặp ở những người tuổi 40 đến 60, hiếm gặp ở người trẻ.

+ Giới: nam gặp nhiều hơn nữ.

+ Tiền sử chấn thương khớp vai: chấn thương cũ có thể chỉ là chấn thương phần mềm, hoặc có gãy xương liên quan đến khớp vai mà xương gãy đã liền.

+ Tiền sử phải bất động khớp vai một thời gian dài: đây là yếu tố nguy cơ hay gặp. Bệnh nhân trước đây đã phải bất động khớp vai do nhiều lý do khác nhau, như bất động do gãy xương.

+ Gần đây các hoạt động nghề nghiệp, thể thao hay sinh hoạt, mà cánh tay phải văng mạnh trong nhiều tuần trở lên như thi đấu tennis, chơi cầu lông, chơi gol.

+ Đột quỵ não: Bệnh nhân đột quỵ não có tỉ lệ bị đông cứng khớp vai bên liệt cao hơn 3-4 lần người bình thường.

+ Người bị bệnh đái tháo đường: Bệnh nhân đái tháo đường có tỉ lệ bị đông cứng khớp vai 20%, cao gấp 5-6 lần so với người không đái tháo đường (tỉ lệ đông cứng khớp vai ở người không đái tháo đường trên 40 tuổi là 3-5%).

+ Người bị hội chứng rễ thần kinh cổ: rễ C5, C6 chi phối khớp vai cả vận động, cảm giác và dinh dưỡng. Những người bị hội chứng rễ thần kinh cổ có tỉ lệ đông cứng khớp vai cao hơn bình thường.

+ Người mắc một số bệnh mạn tính như: bị viêm khớp dạng thấp, bị bệnh cường giáp hoặc suy giáp, bệnh mạn tính của phổi và lồng ngực, cơn đau thắt ngực.

+ Không rõ yếu tố nguy cơ: phần lớn bệnh nhân không rõ yếu tố nguy cơ, người ta cho là có thể do rối loạn miễn dịch, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào bao khớp và màng hoạt dịch khớp vai của chính mình, do yếu tố nội tiết (phụ nữ sau mãn kinh gặp tỉ lệ cao hơn), do rối loạn thần kinh sinh dưỡng vùng khớp vai.

III.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Cơn đau từ viêm quanh khớp thể đông cứng thường âm ỉ hoặc đau nhức. Mức độ đau thường tăng lên trong quá trình của bệnh và khi người bệnh di chuyển cánh tay. Cơn đau thường nằm ở vùng vai ngoài và đôi khi là phần trên cánh tay.

Trong bệnh đông cứng vai, bao khớp vai dày lên và trở nên cứng và căng chặt. Đồng thời, các dải mô liên kết dày lên. Trong nhiều trường hợp, lượng dịch khớp trong khớp cũng ít đi.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm khớp vai thể đông cứng là đau khớp bả vai dữ dội và bệnh nhân không thể tự di chuyển vai hoặc di chuyển với sự giúp đỡ của người khác. Biểu hiện lâm sàng của viêm quanh khớp vai thể đông cứng thường diễn biến qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn đau khớp bả vai: Trong giai đoạn này, người bệnh càng ngày càng đau nhiều hơn. Bệnh nhân bị đau khớp vai với tính chất của đau do viêm. Đau cả khi nghỉ ngơi, đau nhiều về đêm có khi làm bệnh nhân tỉnh giấc. Đau tăng với bất kỳ vận động nào của cánh tay. Ban đầu đau thường nhẹ, tăng dần và dai dẳng trong nhiều tháng. Mức độ đau thường ít trầm trọng so với viêm quanh khớp vai thông thường. Đau tăng dần trong vài tuần hoặc một vài tháng. Khi cơn đau trở nên tồi tệ hơn, tầm vận động khớp vai giảm dần. Bệnh nhân không thể chải đầu hoặc gãi lưng được, đưa tay ra trước ra sau đều bị hạn chế. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tuần đến 9 tháng.

Giai đoạn đông cứng: Các triệu chứng đau khớp bả vai có thể thực sự cải thiện trong giai đoạn này, nhưng độ cứng vẫn còn. Trong 4 đến 6 tháng của giai đoạn “đóng băng”, các hoạt động hàng ngày có thể rất khó khăn.

Giai đoạn tan đông: Chuyển động của vai từ từ cải thiện trong giai đoạn “tan băng”. Tầm hoạt động của khớp vai trở lại bình thường nhưng đau khi vận động còn kéo dài thêm một vài tháng. Giai đoạn này thường mất từ ​​6 tháng đến 2 năm

IV. ĐIỀU TRỊ

1.Nội khoa

Viêm quanh khớp vai thể đông đặc là một thể bệnh khó khăn trong điều trị. Khi bao khớp bị viêm dính, dày và xơ hóa dẫn đến đông đặc khớp làm mất chức năng khớp. Vì vậy mục tiêu điều trị ngoài chống viêm giảm đau thì các biện pháp phá dính, làm dãn bao khớp, để phục hồi lại chức năng của khớp là rất quan trọng.

Có nhiều phương pháp điều trị đông đặc khớp vai: Điều trị nội khoa kháng viêm giảm đau, tập vật lý trị liệu … Trong đó tiêm corticoid tại chỗ và làm vận động khớp vai dưới gây tê là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đông đặc.

Những trường hợp điều trị 3-6 tháng không có kết quả, có thể nội soi gỡ dính, giải phóng bao khớp. 

Bệnh nhân được gây tê đám rối thần kinh cánh tay bằng hỗn hợp lidocain, marcain.

Sau gây tê các bệnh nhân được tiêm tại chỗ corticoid.

– Thuốc: Depomedrol 40mg/ml, lidocain 2%, nước cất vừa đủ 20ml

2.Ngoại khoa

Bác sĩ phẫu thuật sẽ nắn bẻ khớp vai của bệnh nhân theo các hướng dạng/ khép, đưa ra trước/ ra sau, xoay trong/ xoay ngoài, bắt chéo để làm rách hoặc giãn bao khớp từ đó tăng độ vận động của khớp vai. Sau vận động bệnh nhân được điều trị giảm đau, chống viêm và tập vật lý trị liệu.