Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm sụn vành tai

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm sụn vành tai

 Viêm sụn vành tai khá thường gặp trong bệnh lý tai ngoài. Bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng chấn thương tai là nguyên nhân chính gây tổn thương lớp màng sụn của vành tai dẫn đến tụ dịch và nhiễm trùng thứ phát. Nếu bệnh nhân chủ quan không đi khám sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nên biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý cho bệnh nhân như biến dạng tai vĩnh viễn gọi là tai súp lơ hoặc thậm chí mất hẳn vành tai. Việc điều trị phục hồi về hình dáng tai rất khó để trở về như ban đầu.

  1. Giới thiệu khái quát về bệnh viêm sụn vành tai 

Viêm sụn vành tai là một tình trạng nhiễm trùng của sụn, màng sụn vành tai, quá trình dẫn đến sưng tấy, đỏ và đau vành tai, hoặc áp xe giữa sụn và màng sụn. Sụn được nuôi dưỡng bởi sự thẩm thấu của màng sụn, tuần hoàn tại đây rất kém phát triển nên khi có bất cứ tổn thương nào tại màng sụn sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng sụn.

Viêm sụn vành tai được chia làm 2 loại:

  • Viêm sụn vô khuẩn ( thanh dịch)
  • Viêm sụn do vi khuẩn 

          Hình ảnh viêm sụn vành tai

 

  1. Một số nguyên nhân dẫn đến viêm sụn vành tai
  • Nguyên phát: Hiếm gặp
  • Thứ phát:

– Căn nguyên chính là chấn thương : do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, chấn .. làm rách da vành tai lộ sụn, vết thương đến muộn, chấn thương nhỏ như gãi tai, châm cứu; do bấm lỗ tai xuyên sụn. Các nguyên nhân khác của viêm sụn vành tai có thể gặp là:

– Dị ứng, côn trùng đốt

– Bỏng

– Sau phẫu thuật tai như tiệt căn xương chũm, sào bào thượng nhĩ vá nhĩ…

– Sau viêm tai ngoài, viêm tai giữa, áp xe rò luân nhĩ

– Các tình trạng viêm hệ thống (ví dụ viêm mạch như bệnh u hạt với viêm đa vi mạch u hạt Wegener, viêm đa sụn tái phát)

– Nhiễm herpes Zoster tại tai ( bệnh zona): có các tổn thương mụn nước trên da, tạo con đường cho vi khuẩn xâm nhập vào vành tai

– Không rõ nguyên nhân

  1. Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm sụn vành tai :

Thể viêm sụn do vi khuẩn

  • Toàn thân : thường nghèo nàn, hiếm khi có trường hợp nhiễm trùng toàn thân, có thể có biểu hiện sốt, người mệt mỏi.
  • Cơ năng:

– Khởi phát có thể là tình trạng ngứa rát, hơi đau nơi vành tai .

– Nóng rát như bỏng vành tai

– Đau tai: ngày càng tăng rõ rệt,đau vành tai và đau sâu trong ống tai, đau tăng lên khi đụng, kéo vành tai.

– Sưng nề tăng, đỏ vùng loa tai và cả những vùng xung quanh loa tai

– Biến dạng vành tai.

  • Thực thể:

– Nhìn: sưng tấy căng mọng 1 phần hay toàn bộ vành tai , làm mất các hố, nếp, gờ, rãnh của vành tai, cả mặt trước và sau vành tai. Tiếp theo hình thành áp xe, phá vỡ lớp màng sụn ra khỏi sụn, hoại tử sụn, vành tai bị co rúm, biến dạng như tai súp lơ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

– Ấn: lùng bùng, đau.

Thể thanh dịch:

Triệu chứng đau ít hơn

– Màu sắc vành tai ít thay đổi

– Thường biểu hiện ở mặt ngoài giống tụ máu vành tai.

  1. Biến chứng của bệnh viêm sụn vành tai:

Viêm sụn vành tai nếu không được điều trị sớm và đúng cách, khi sụn bị hoại tử, vành tai sẽ bị co rúm biến dạng không hồi phục

 

                       Hình ảnh Co rúm vành tai sau viêm sụn vành tai

  1. Viêm sụn vành tai điều trị thế nào?
  • Toàn thân:

– Liệu pháp kháng sinh là phương pháp điều trị chính cho viêm sụn vành tai. Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của mỗi bệnh nhân, toàn trạng mỗi bệnh nhân, loại vi khuẩn gây nhiễm trùng . Đối với viêm sụn hoại tử cần dùng kháng sinh phối hợp, liều cao, phổ rộng, lưu ý kháng sinh cho vi khuẩn kị khí, trực khuẩn mủ xanh. Tốt nhất là theo kháng sinh đồ.

– Kháng viêm

– Giảm đau

  • Tại chỗ:
  • Khi mới viêm tấy da vành tai : sát khuẩn bằng betadin, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng.
  • Khi đã viêm mủ, hoại tử sụn: cần phẫu thuật rạch tháo mủ,nạo bỏ hết các mảnh sụn hoại tử.
  • Băng ép vành tai tránh tái phát 

         Hình ảnh trước và sau phẫu thuật nạo vét sụn vành tai

  1. Phòng ngừa bệnh viêm sụn vành tai và biến chứng của bệnh:
  • Nếu bệnh chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như hoại tử sụn, biến dạng vành tai ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì thế bệnh nhân nên đi khám và điều trị kịp thời ở các cơ sở y tế khi có biểu hiện bất thường ở vành tai.
  • Hạn chế tình trạng bấm khuyên tai xuyên sụn, cần đảm bảo dụng cụ vô trùng khi bấm khuyên tai.
  • Tránh châm cứu tại vùng tai, hạn chế gãi tai nhiều lần

Chuyên khoa Tai- Mũi- Họng vủa Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý về Tai- Mũi- Họng đầu ngành của tỉnh Nghệ An, không chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn, Bệnh viện còn luôn cập nhập và áp dụng thành công các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, ưu việt nhằm đem đến hiệu quả phẫu thuật cho người bệnh. Ngoài ra tại đây còn sở hữu hệ thông trang thiết bị tân tiến nhất có thể đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh đa dạng của khách hàng.

🏥BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
🏆Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới
🛣️Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An
🌎Website: www.bvnghean.vn
🌍Facebook: bvhndknghean
☎️☎️TỔNG ĐÀI CSKH + ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900.8082 – 0886.234.222, Thời gian đặt lịch khám từ Thứ 2 đến Thứ 6