Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TẮC TIA SỮA SAU SINH

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TẮC TIA SỮA SAU SINH

Tắc tia sữa – Nỗi ám ảnh kinh hoàng của các mẹ sau sinh

  1. Tắc tia sữa được hiểu là như thế nào?

Tắc tia sữa là tình trạng một lượng sữa bị giữ lại phía bên trong bầu ngực tại các ống dẫn sữa. Điều này gây khó khăn cho quá trình bú sữa của bé yêu hay việc mẹ hút sữa tích trữ.

  1. Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh

* Mẹ không cho bé bú thường xuyên, đúng cữ.

* Mẹ gặp phải tình trạng căng thẳng, stress.

* Sữa mẹ sản xuất quá nhiều nhưng bé không bú hết.

* Mẹ mặc áo ngực quá chật hoặc bó sát.

* Bé ngậm vú mẹ sai cách.

* Mẹ cũng có thể bị tắc tia sữa do nhiễm khuẩn.

* Các nguyên nhân khác: ảnh hưởng của chế độ ăn uống, mẹ bị cảm lạnh, cơ địa,…

  1. Dấu hiệu khi mẹ bị tắc sữa

* Mẹ cảm thấy một hoặc cả hai bên bầu ngực trở nên căng tức, có cảm giác đau nhức. Tình trạng này có chiều hướng tăng lên mỗi ngày.

* Vùng vú của mẹ xuất hiện các khối tròn có bề mặt gồ ghề với những kích thước khác nhau. Khi sờ vào cảm thấy cứng, và đau.

* Lượng sữa tiết ra rất ít hoặc không tiết ra dù mẹ đã chủ động vắt sữa ra bên ngoài.

* Xuất hiện một số nốt sần nhỏ quanh ngực, vùng ngực có cảm giác nóng bất thường khi chạm vào.

* Một vài trường hợp mẹ có thể xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu,…

  1. Điều trị

* Trước khi cho bé bú, mẹ nên cởi hoàn toàn áo ngực để lượng sữa được lưu thông không bị hạn chế. Làm ấm ngực bằng việc đặt một tấm gạc hoặc khăn ấm, kết hợp với massage nhẹ.

* Mẹ nên cho bé bắt đầu với bên ngực bị tắc. Mẹ cần xoa bóp bầu vú nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, bắt đầu từ khía sau của vùng tắc cho tới phía trước núm vú.

* Khi mẹ bú không hết, mẹ cần dùng tay hoặc máy hút sữa để loại bỏ phần sữa còn dư, đảm bảo không có sữa đọng lại.

Nếu phát hiện sớm các triệu chứng của tắc sữa, mẹ có thể khắc phục ngay tại nhà khi áp dụng những cách làm dưới đây:

* Mẹ có thể chườm nóng tại vùng ngực bằng việc sử dụng một túi chườm hoặc chai nước nóng ở mức độ vừa phải. Khi chườm, mẹ cần kết hợp massage để làm thông vùng tắc sữa nhanh và hiệu quả hơn.

* Trong giai đoạn tia sữa mới bị tắc và vón cục nhẹ ở gần núm vú, mẹ có thể thông tắc bằng việc sử dụng các dụng cụ hút sữa đơn giản.

Khi tắc sữa lâu ngày, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm hay áp xe vú thì mẹ cần sử dụng tới kháng sinh toàn thân dưới dạng uống hoặc tiêm, thậm chí phải tiến hành trích thảo mủ.

  1. Phòng ngừa tắc tuyến sữa

* Thường xuyên cho bé bú đúng cữ, sử dụng tay hoặc máy vắt sữa để loại bỏ phần sữa thừa.

* Bổ sung đủ hàm lượng nước cần thiết mỗi ngày.

* Không sử dụng áo ngực quá chật, sai kích thước.

* Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

* Mẹ nên tập các bài thể dục nhẹ như thiền, yoga, đi bộ,…

* Ngay khi phát hiện các dấu hiệu tắc tia sữa, mẹ nên nhanh chóng khắc phục, tránh trường hợp phát triển thành viêm nhiễm, áp xe vú gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nhưng không đem lại hiệu quả, mẹ cần thăm khám và điều trị tại các bệnh viện, cơ sơ y tế uy tín

Bạn đang trong tình trạng có vấn đề về tắc tia sữa hãy liên hệ với chúng tôi:

  Khoa phụ sản – Bệnh viện HNĐK Nghệ An.

Hotline: 0327791115