Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo

1. Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo là gì?

Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo là bênh kí sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do loài giun đũa chó (Toxocara Canis) hoạc giun đũa mèo (Toxocara cati) gây nên. Bệnh có thể gặp ở bất kì lứa tuổi, giới tính nào và biểu hiện lâm sàng từ thể ấu trùng di chuyển trong da đến thể nặng ở các cơ quan như phổi, gan, mắt, hệ thần kinh..

2. Nguyên nhân và đường lây truyền:

– Tác nhân: ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo

– Nguồn bệnh: chó mèo nhiễm giun,đặc biệt là chó con hoặc 1 số động vật khác như gà, vịt, trâu bò… với tỉ lệ thấp hơn

– Phương thức lây truyền: người ăn phải thực phẩm, nước nhiễm trứng giun; người ăn phủ tạng, thịt sống chưa chế biến chín từ 1 só chủ chứa: gà, vịt, trâu, bò…; không lây trực tiếp từ người sang người.

3. Triệu chứng hay gặp:

– Đa dạng: ngứa, nổi mẩn, đau bụng, ho, rối loạn giấc ngủ…

– Khi có ấu trùng di chuyển: Ở mắt: gây giảm thị lực, viêm nội nhãn, tổn thương võng mạc…; ở nội tạng ( Tim, phổi, gan) : gây đau bụng mạn tính, tiêu chảy, gan to, nôn, sốt, sút cân, mần ngứa, nổi ban…, ở hệ thần kinh: sốt, đau đâu, co giât..

4. Điều trị:

– Khi nhiễm bệnh: Tẩy giun ( bằng các thuốc: albendazole, ivermectin…) theo chỉ định của bác sỹ

5. Phòng bệnh:

– Tiêm phòng bệnh cho chó mèo, thú cưng.

– Vệ sinh môi trường sống, đặc biệt khu vực trong nhà, khu vui chơi trẻ em.

– Rửa sạch tay sau khi chơi với thú cưng trong nhà.

– Đảm bảo ăn chín uống sôi và nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân.