Bệnh đột quỵ (Tai biến mạch máu não) là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nắm rõ nguyên nhân đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ sẽ giúp giảm tối đa các rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.
Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca bị đột quỵ. Đáng lo ngại hơn, nguy cơ đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh thậm chí xuất hiện ở cả những người độ tuổi 20, 30.
Đột quỵ (stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.
Có thể phân loại đột quỵ thành các nhóm:
2.1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ xảy ra do tình trạng tắc nghẽn trong động mạch. Theo thống kê, hiện nay có đến khoảng 85% các ca bệnh đột quỵ thuộc nhóm này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này.
2.1.1. Đột quỵ do huyết khối
Một trong những nguyên nhân đột quỵ phổ biến tiếp theo là do các mảng xơ vữa bên trong thành mạch có thể tiến triển gây hẹp dần lòng mạch. Các tổn thương này có thể dẫn đến sự kết tập bất thường của tiểu cầu tại vị trí hẹp, làm lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Hậu quả là một phần não bị thiếu máu nuôi, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu tại chỗ.
2.1.2. Đột quỵ do thuyên tắc
Động mạch bị tắc nghẽn do huyết khối từ nơi khác đến gây lấp mạch. Huyết khối này có thể được hình thành từ tim hoặc do mảng xơ vữa động mạch bong tróc ra. Dạng đột quỵ này được gọi là đột quỵ do thuyên tắc.
Có đến khoảng 85% trường hợp đột quỵ là do thiếu máu cục bộ
2.2. Đột quỵ do xuất huyết não
Tình trạng xuất huyết (chảy máu) não, là do vỡ mạch máu não làm chảy máu vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất. Có khoảng 15% các trường hợp bệnh đột quỵ hiện nay là do xuất huyết não.
Nhiều nước trên thế giới hiện đưa ra chữ “FAST” để phổ cập các dấu hiệu của đột quỵ. “FAST” có nghĩa là nhanh (phản ứng tức thời), đồng thời là chữ viết tắt của Face (khuôn mặt), Arm (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian).
Ngoài ra có những triệu chứng ở người bị đột quỵ có thể kể đến như:
Hai nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ).
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Các nhóm đối tượng dễ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường bao gồm:
Người béo phì có nguy cơ đột quỵ cao hơn
Nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, cần có lối sống và thói quen ăn uống khoa học:
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa đột quỵ và chế độ dinh dưỡng phục hồi sau đột quỵ, cần lưu ý:
Chế độ ăn nhiều rau và trái cây giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Câu hỏi thường gặp về bệnh đột quỵ?
8.1. Tắm đêm có dẫn đến đột quỵ hay không? Đột quỵ có phải do tắm khuya?
KHÔNG.
Tắm đêm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ nhưng sẽ là yếu tố xúc tác, thúc đẩy gián tiếp. Do đó không nên tắm đêm, đặc biệt là sau 23h. Bởi đây là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, đồng thời huyết áp lên cao. Sự thay đổi nhiệt độ, trạng thái và huyết áp cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu, các mạch máu bị co lại và rất dễ gây thiếu máu não cục bộ, dẫn tới tai biến mạch máu não.
8.2. Tại sao đột quỵ ngày càng trẻ hóa?
Người trẻ ngày nay với lối sống thiếu khoa học trong chế độ ăn uống và sinh hoạt như: Uống nhiều bia rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích, ít vận động, làm tăng nguy cơ mỡ máu, béo phì, lượng cholesterol quá cao. Thêm vào đó, ngày càng nhiều bạn trẻ mắc các bệnh lý tim mạch và huyết áp cao – hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ.
8.3. Đột quỵ có di truyền không?
Đột quỵ không phải là một bệnh lý có tính di truyền. Tuy nhiên, những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ trong máu,… thường mang yếu tố gia đình. Do đó, những gia đình có người bị đột quỵ thì người thân cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
8.4. Đột quỵ có cứu được không?
Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 6,5 triệu người tử vong do đột quỵ. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 trên thế giới, trung bình có 1 ca tử vong do đột quỵ sau mỗi 6 giây và cứ 6 người thì có 1 người bị đột quỵ.
Tuy nhiên, không phải trường hợp bị đột quỵ nào cũng dẫn đến tử vong. Nếu người bị đột quỵ được phát hiện và can thiệp kịp thời ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên hoặc được tầm soát, chẩn đoán để có biện pháp phòng tránh từ đầu thì có thể hạn chế nguy cơ tử vong hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm.
Công đoàn, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phối hợp tổ chức lễ khai mạc Giải Thể thao chào mừng đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030
Bệnh viện HNĐK Nghệ An là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên triển khai thành công “Kỹ thuật phẫu thuật tái tạo xương hàm dưới bằng kỹ thuật vi phẫu”
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN