Tại Việt Nam, lao là bệnh lý khá phổ biến với tỷ lệ mắc chiếm khoảng 3,8% dân số và hàng nghìn người tử vong mỗi năm. Tuy nhiên, đa số chúng ta đều chỉ quen nghe bệnh lao phổi hay lao xương khớp chứ ít khi hoặc chưa từng nghe thấy lao não, màng não-một loại lao hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm. Bệnh tiến triển chậm nên rất khó phát hiện, lao não-màng não ở giai đoạn nặng sẽ gây ra các biến chứng nặng nề về thần kinh và tỷ lệ tử vong cao.
1. Lao não-màng não có thực sự nguy hiểm không?
Màng não là lớp màng bao bọc não và tủy sống, cấu tạo gồm ba lớp là màng cứng, màng nhện và màng mềm. Màng não có chức năng chính là bảo vệ hệ thần kinh trung ương (CNS) không bị chấn thương bởi các tác động cơ học từ bên ngoài, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thần kinh thông qua mạng lưới mạch máu dày đặc.
Một chức năng quan trọng khác của màng não là sản xuất và tái tạo dịch não tuỷ-một chất dịch trong suốt bao quanh não và tuỷ sống, hoạt động giống như một lớp đệm bảo vệ, ngoài ra còn giúp trao đổi dinh dưỡng và loại bỏ chất thải.
Lao não-màng não là tình trạng viêm tại nhu mô não và màng não do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên, thông thường loại vi khuẩn này thường gây bệnh tại phổi và lây truyền thông qua các giọt bắn khi người bệnh ho hoặc giao tiếp ở giai đoạn tiến triển.
Lao não – màng não là tình trạng hiếm gặp ở người mắc bệnh lao và có nguy cơ tử vong cao nhất (15-30%) trong các dạng bệnh lý lao hiện nay do quá trình phát triển chậm, các triệu chứng không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.
2. Lao não-màng não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm
Nguyên nhân chính gây lao não-màng não là do Mycobacterium tuberculosis, tuy nhiên không phải ai nhiễm loại vi khuẩn này cũng bị bệnh lao. Một vài yếu tố nguy cơ khiến chúng ta dễ mắc bệnh lao hơn đó là:
3. Triệu chứng
Giai đoạn khởi phát: các triệu chứng xuất hiện và kéo dài trong vài tuần, người bệnh thường bị sốt nhẹ về chiều tối, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ và sụt cân không rõ nguyên nhân. Đối với trẻ nhỏ ở giai đoạn này thường bỏ ăn, bỏ chơi, hay buồn ngủ.
Giai đoạn toàn phát:
Lao não-màng não nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau này, bao gồm:
4. Các phương pháp chẩn đoán lao não-màng não
Lao não-màng não có thể được phát hiện dựa vào chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI), đây đều là các kỹ thuật hiện đại nhất của chẩn đoán hình ảnh hiện nay. Các kỹ thuật này giúp quan sát, đánh giá chi tiết về các tổn thương của lao não-màng não như não úng thủy, nhồi máu do viêm động mạch, tăng dịch tiết, màng não tăng đậm độ (viêm màng não).
Việc tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch sẽ làm tăng tương phản của các tổn thương, giúp phân định rõ nét về vị trí, kích thước và chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là với bộ phận khó khảo sát như màng não. Trước khi tiêm thuốc, người bệnh sẽ được làm xét nghiệm chức năng gan thận và khai thác tiền sử dị ứng để phòng ngừa các nguy cơ dị ứng thuốc.
Hình ảnh chụp MRI có tiêm thuốc cản quang ở một bệnh nhân bị lao não-màng não
Chọc dịch não tủy là xét nghiệm chẩn đoán xác định lao não-màng não thông qua việc phân tích các thành phần trong dịch não tủy của người bệnh, đây là phương pháp chẩn đoán có độ chính xác rất cao nhưng cần được thực hiện tại các cơ sở y tế lớn và uy tín.
5. Cách phòng ngừa
Đoàn công tác của Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An để hỗ trợ xây dựng bệnh viện hạng đặc biệt
Truyền thông và ứng dụng chuyển đổi số Y tế tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại Bệnh Viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN