Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Những lựa chọn điều trị trong tăng kali máu cấp tính

Những lựa chọn điều trị trong tăng kali máu cấp tính

Các thuốc kê đơn là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng tăng kali máu ở 35-75% bệnh nhân nhập viện.1 Những bệnh nhân có nguy cơ cao là đối tượng bị suy giảm chức năng thận tiềm ẩn, giảm aldosterone và dùng phối hợp nhiều thuốc có khả năng làm tăng nồng độ kali. Có rất nhiều nhóm thuốc có thể gây tăng kali máu theo những cơ chế khác nhau.2 Việc nhận biết cũng như kiểm soát chặt chẽ các thuốc này rất cần thiết trong việc giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỉ lệ tử vong liên quan tới tăng kali máu.
Tăng kali máu do thuốc có thể đi từ không có triệu chứng đến đe dọa tính mạng.3 Các triệu chứng chủ yếu liên quan đến chức năng tim và cơ. Những trường hợp nghiêm trọng nhất bao gồm yếu cơ hay liệt, suy hô hấp, các bất thường dẫn truyền và rối loạn nhịp tim. Có 3 cơ chế chính gây tăng kali máu do thuốc:

  • Giảm đào thải kali qua thận
  • Dịch chuyển kali ra ngoài tế bào
  • Hấp thu kali quá mức

Các nhóm thuốc gây tăng kali máu trình bày ở bảng dưới đây

Giảm đào thải kali qua thận Dịch chuyển kali ra ngoài tế bào Hấp thu kali quá mức
– ACEI, ARB – Thuốc ức chế trực tiếp renin – NSAID – Nhóm kháng aldosteron – Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali – Trimethoprim, pentamidin – Cyclosporin, tacrolimus – Heparin, LMWH -Thuốc chẹn beta – Ngộ độc digoxin -Các aminoacid loại cation truyền tĩnh mạch (lysin, arginin) – Mannitol – Suxamethonium – Verapamil   -Chất thay thế muối – Penicillin G – Các chế phẩm máu dự trữ  

Tăng kali máu do thuốc có thể ngăn chặn bằng cách điều chỉnh liều lượng từ từ và theo dõi chặt chẽ kali máu trong tuần điều trị đầu tiên và sau mỗi lần điều chỉnh liều. Các NSAID, nhất là khi dùng lâu dài, nên tránh ở đối tượng lớn tuổi, bị mất nước, suy thận và đang dùng những thuốc khác gây tăng kali. coque iphone 6 Khuyến cáo việc điều trị thay thế bằng các thuốc giảm đau khác NSAID hoặc các thuốc tác động tại chỗ. Xử trí tăng kali máu nên dựa trên mức kali huyết thanh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.4,5

Điều trị Cơ chế Khởi phát/Thời gian tác động Ghi chú
Furosemid 40-80 mg tiêm tĩnh mạch Tăng bài tiết kali qua thận 15 phút/4 giờ Theo dõi tình trạng dịch
Natri polystyren sulfonat (SPS) 50 mg đường uống hoặc đặt hậu môn Loại kali ra khỏi ruột bằng cách trao đổi với natri 1-2 giờ/ 4-6 giờ Có thể gây giữ natri
Insulin thường (R) 5-10 đơn vị tiêm tĩnh mạch với 50 ml dextrose 50% Tạo dòng di chuyển kali từ khoang mạch vào tế bào 30 phút/ 4-6 giờ Khuyến cáo dùng liều thấp hơn ở bệnh nhân suy thận Cần theo dõi đề phòng trường hợp hạ đường huyết
Albuterol 0,5 mg tiêm tĩnh mạch hoặc 10-20 mg khí dung trong 10 phút Tạo dòng di chuyển kali trong nội bào 30 phút/ 2-4 giờ Cần theo dõi đề phòng trường hợp tim đập nhanh Có thể không hiệu quả ở những bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn beta
Natri bicarbonat 50-100 mEq tiêm bolus tĩnh mạch trong 5 phút Tạo dòng di chuyển kali trong nội bào 5-10 phút/ 2 giờ Dùng ở những bệnh nhân nhiễm toan chuyển hóa
Calcium gluconat 15-30 mL dung dịch 10% Ổn định điện thế màng 1-3 phút/ 30 phút Mục đích: bình thường hóa những thay đổi trên ECG Không có tác động trên nồng độ kali
Thẩm tách máu Loại kali ra khỏi cơ thể Ngay lập tức Dùng trong trường hợp tăng kali máu không đáp ứng với điều trị thường quy và suy thận

Tài liệu tham khảo

  1. Perazella MA. Drug-induced hyperkalemia: old culprits and new offenders. Am J Med.2000; 109(4):307–14. Article
  2. Ben Salem CB, Badreddine A, Fathallah N,et al. Drud-induced hyperkalemia. Drug Saf. 2014; 37:677-692. coque iphone 8 Article
  3. Noize P, Bagheri H, Durrieu G, et al. Life-threatening drug-associated hyperkalemia: a retrospective study from laboratory signals. Pharmacoepidemiol Drug Saf. coque iphone 2011; 20(7):747–53. coque iphone Article
  4. Rossignol P, Legrand M, Kosiborod M, et al. Emergency management of severe hyperkalemia guidelines for best practice and opportunities for the future. Pharmacol Res. 2016; 113(ptA):585-591. Article
  5. Weisberg LS. Management of severe hyperkalemia. coque iphone 8 Crit Care Med. coque iphone x 2008; 36(12):3246-3251.