Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
I. Khái niệm
Tổn thương tủy thắt lưng có thể gây ra liệt hai chân, rối loạn cảm giác và ảnh hưởng đến chức năng đại tiểu tiện. Việc phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân cải thiện vận động, phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
II. Mục tiêu phục hồi chức năng
– Cải thiện vận động, tăng sức mạnh cơ cho bệnh nhân.
– Phòng ngừa biến chứng: Loét tỳ đè, cứng khớp, teo cơ, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, cải thiện khả năng tự chủ trong sinh hoạt hằng ngày.
III. Các biện pháp phục hồi chức năng
1. Luyện tập vận động
– Giai đoạn sớm (khi còn nằm trên giường)
– Tập thụ động: Nhân viên y tế hoặc người nhà giúp bệnh nhân cử động khớp để tránh cứng khớp.
– Tập chủ động có trợ giúp: Nếu bệnh nhân còn một phần sức cơ, khuyến khích họ vận động nhẹ nhàng.
– Tư thế đúng: Thay đổi tư thế thường xuyên để tránh loét tỳ đè.
– Giai đoạn muộn (khi bệnh nhân có thể ngồi dậy, tập đứng)
– Tập mạnh cơ: Dùng dụng cụ hỗ trợ như tạ nhỏ, dây kháng lực để tăng sức mạnh cơ vùng thân trên.
– Tập ngồi, giữ thăng bằng: Giúp bệnh nhân ngồi vững, duy trì tư thế đúng.
– Tập đứng với khung hỗ trợ: Nếu còn khả năng vận động một phần, có thể dùng nẹp và khung tập đi.
2. Phục hồi chức năng hô hấp
– Hướng dẫn bệnh nhân tập thở sâu để phòng ngừa viêm phổi.
– Nếu bệnh nhân ho yếu, cần hỗ trợ kỹ thuật ho có trợ giúp để làm sạch đường thở.
3. Phục hồi chức năng bàng quang, ruột
– Rối loạn tiểu tiện: Nếu bệnh nhân bí tiểu → Hướng dẫn kỹ thuật tự thông tiểu sạch.
– Nếu bệnh nhân tiểu không tự chủ → Dùng tã lót, tập bàng quang bằng cách đặt giờ đi tiểu.
– Rối loạn đại tiện: Xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước.
– Luyện tập đi vệ sinh đúng giờ để tạo phản xạ.
4. Phòng ngừa loét tỳ đè
– Thay đổi tư thế mỗi 2 giờ nếu bệnh nhân nằm lâu.
– Dùng đệm chống loét, massage vùng da chịu áp lực nhiều (lưng, mông, gót chân).
5. Các phương pháp Vật lý trị liệu
– Điều trị bằng tia hồng ngoại CSTL – hai chân
– Điều trị bằng các dòng điện xung kích thích cơ CSTL và cơ hai chân
6. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
– Nẹp chỉnh hình giúp giữ vững khớp.
– Xe lăn hoặc khung tập đi giúp bệnh nhân di chuyển dễ dàng hơn.
7. Tư vấn tâm lý và tái hòa nhập xã hội
– Hỗ trợ tâm lý, động viên bệnh nhân lạc quan, kiên trì tập luyện.
– Hướng dẫn bệnh nhân cách thích nghi với sinh hoạt hàng ngày bằng xe lăn, dụng cụ hỗ trợ.
Khoa Phục hồi chức năng, Tầng 4, Tòa nhà chính, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Để đặt lịch khám và tìm hiều thông tin, xin vui lòng liên hệ
🏥BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
🏆Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới
🛣️Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An
🌎Website: www.bvnghean.vn
🌍Facebook: bvhndknghean
☎️☎️TỔNG ĐÀI CSKH + ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900.8082 – 0886.234.222, Thời gian đặt lịch khám từ Thứ 2 đến Thứ 6
Sức khỏe bệnh nhân bị đột quỵ được CSGT Nghệ An cấp cứu kịp thời hiện đã ổn định
Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức họp hội đồng người bệnh cấp bệnh viện
Chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025)
Copyright © 2025 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN