Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
I. Khái niệm
– Rách sụn chêm hay rách sụn đầu gối (tên tiếng anh: Tom Meniscus) là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Sụn chêm giúp ổn định khớp, bảo vệ xương không bị hao mòn nhưng chỉ cần một cú xoay gối đột ngột khi tập luyện, chơi thể thao hoặc tai nạn trong lao động, tai nạn giao thông đều
có thể dẫn đến sụn chêm bị rách /vỡ. Một số trường hợp khác, một phần sụn gối bị rách, vỡ ra, kẹt vào khớp gây thoái hóa đầu gối.
– Chấn thương có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như rách sụn trong – ngoài, rách sừng trước – sau, rách vùng giàu mạch hoặc vô mạch,… Hình thái của vết rách cũng khác nhau, có thể là rách theo chiều dọc, chiều ngang, hình nan hoa, hình vạt hoặc các hình dạng phức tạp khác.
II. Nguyên nhân
– Ở trẻ em: Thường xảy ra do chấn thương thể thao, khi vui chơi, chạy nhảy hoặc tai nạn giao thông. Trẻ em bị chấn thương ở trạng thái gối gấp, đồng thời chân bị vặn xoắn dẫn đến chấn thương.
– Ở người lớn: Người lớn bị rách sụn khớp gối do chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc thoái hóa xương, nhất là người lớn tuổi. Khi đang ngồi bỗng đột ngột đứng lên trong tư thế chân hơi vặn
III. Bài tập phục hồi chức năng
1. Giai đoạn I: 1 tuần sau phẫu thuật
• Mục tiêu:
– Kiểm soát đau và phù nề.
– Bắt đầu tập vận động khớp gối.
– Tập co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi.
. Thuốc:
– Giảm đau, chống phù nề, kháng sinh.
– Chườm lạnh khớp gối sau mổ. Mỗi lần 20 phút cách nhau 2 giờ
– Bệnh nhân được mang nẹp đùi cẳng chân với khớp gồi duỗi hoàn toàn tránh làm ảnh hưởng tới sụn chêm được phẫu thuật. Nẹp được mang cả ngày và đêm.
– Có thể vận động gập duỗi gối ngay từ ngày thứ 2 sau mổ. Không được gập gối quá 90º (tháo nẹp khi tập). Gối được phép gấp khi bệnh nhân ngồi và khi bệnh nhân không đi lại.
– Tập gồng cơ đùi tư thế gối duỗi hoàn toàn, gồng cơ 20 lần, mỗi lần giữ 5 giây, tập khoảng 3 liệu trình 1 ngày.
– Tập duỗi thẳng khớp gối ở tư thế nằm hoặc ngồi cố gắng giữ ở tư thế đó trong 5 phút. Tập 3 lần /ngày.
– Đeo nẹp: Tập vận động khớp háng và khớp cổ chân
– Bệnh nhân được sử dụng nạng khi đi bộ (mang nẹp duỗi gối hoàn toàn) chịu trọng lượng dần lên chân phẫu thuật, bệnh nhân có thể chịu trọng lượng hoàn toàn khi bệnh nhân không thấy đau khớp gối.
2. Giai đoạn II: 2 đến 6 tuần sau phẫu thuật
– Bảo vệ khớp gối tránh vận động quá mức và làm lành vết thương.
– Lấy lại tầm vận động của khớp, với giới hạn gập gối đến 90º .
– Bắt đầu tập mạnh sức cơ.
– Tập gồng cơ tứ đầu đùi, tập 20 lần, mỗi lần giữ 5 giây, ngày tập 3 liệu trình như vậy.
– Tập duỗi thẳng khớp gối, giữ mỗi lần 5 phút, 3 lần /ngày.
– Tập gập duỗi khớp gối khi tháo nẹp gấp không quá 90º, tập 20 động tác, 3 lần/ngày.
– Nằm với chân duỗi thẳng: co cơ tĩnh toàn bộ chân phẫu thuật:
– Nâng chân lên khỏi mặt giường.
– Có thể đặt một gối dưới khớp gối, gồng cơ nâng chân thẳng, giữ 5 giây sau đó gập gối xuống.
– Vận động khớp cổ chân.
– Dạng khép khớp háng với gối duỗi thẳng.
– Đứng: Chịu trọng lượng lên chân phẫu thuật.
– Nhún chân, chịu trọng lượng lên mũi chân, giữ 1 giây, làm khoảng 20 lần.
– Tập xuống tấn với gối gấp 45º, giữ 5 giây sau đó từ từ đứng lên, làm như vậy khoảng 20 lần.
– Khi đi lại : Đi bộ đeo nẹp với gối duỗi thẳng, sử dụng nạng khi đi bộ, chịu trọng lượng vào chân phẫu thuật. Nếu thấy đau khớp gối, giảm trọng lượng tỳ vào chân phẫu thuật. Có thể gấp gối khi ngồi. Sau 4 tuần có thể bỏ nẹp duỗi gối khi đi lại.
3. Giai đoạn III : 6 đến 12 tuần sau phẫu thuật
– Chịu trong lượng vào chân phẫu thuật.
– Lấy lại hết tầm vận động của khớp gối.
– Tập mạnh sức cơ.
– Bài tập gập duỗi khớp gối chủ động lấy lại tầm vận động bình thường của khớp gối.
– Bắt đầu bỏ nạng tập đi bộ chậm.
– Tiếp tục tập các bài tập ở giai đoạn trên.
– Tập đứng chịu lực hoàn toàn trên chân phẫu thuật
– Tập xuống tấn: Gập gối đến 90º giữ 5 giây sau đó từ từ đứng lên.
– Tập đúng lên từ từ từ tư thế ngồi trên ghế
– Tập vận động gập duỗi gối có sức cản (trên máy tập hoặc dụng cụ trợ giúp tránh không được xoắn vặn khớp gối).
– Tập lên xuống cầu thang.
– Tập đạp xe đạp từ 10 tới 20 phút.
– Giai đoạn này chưa chạy và chơi thể thao.
4. Giai đoạn IV : Sau 4 tháng phẫu thuật
– Bệnh nhân bắt đầu tập chạy
– Sau 6 tháng bệnh nhân trở lại các hoạt động thể thao
– Điều trị thuốc bổ sung khi khớp gối bị sưng nề:
– Ngừng tập vận động khớp gối, chườm lạnh, thuốc chống viêm, giảm phù nề. Khi khớp gối đỡ nề, tiếp tục tập vận động bình thường.
IV. Theo dõi và tái khám
– Dấu hiệu đau khi đứng, đi lại.
– Tầm vận động của khớp.
– Cơ lực chân phẫu thuật.
Khoa Phục hồi chức năng – Tầng 4 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Số điện thoại khoa Phục hồi chức năng: 0378.208.602
Số điện thoại CSKH: 19008082 hoặc 0886.234.222
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN