Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
A. Tầm quan trọng của phục hồi chức năng đứt gân gót
– Phục hồi chức năng là biện pháp được bác sĩ chỉ định thực hiện đối với cả các bệnh nhân đứt gân gót phẫu thuật nối gân và không phẫu thuật/điều trị bảo tồn.
– Trong quá trình này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện những bài tập vật lý trị liệu phù hợp với thể trạng và sử dụng một số phương pháp hỗ trợ quá trình phục hồi liền gân gót sau phẫu thuật như: sóng xung kích, từ trường trị liệu, tia laser, điện xung, liệu pháp massage,… nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sau chấn thương.
– Dưới đây là 3 lợi ích quan trọng của việc tham gia quá trình phục hồi chức năng đứt gân gót [1]:
+ Đẩy nhanh quá trình hồi phục, ngăn ngừa các biến chứng
+ Giảm đau và viêm
+ Cải thiện khả năng giữ thăng bằng.
B. Lộ trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật gân gót bằng bài tập vận động
Quá trình phục hồi của bệnh nhân sau khi phẫu thuật nối gót được chia thành 3 giai đoạn các bài tập sẽ có mức độ khác nhau để cơ thể có thể dễ dàng thích ứng. Cụ thể như sau:
1. Giai đoạn 1: Hai tuần sau phẫu thuật nối gót chân
Mục tiêu điều trị phục hồi trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật nối gân gót chân là bảo vệ mối khâu, giảm sưng nề và tiêu viêm vết thương.
Sau hai tuần điều trị, bác sĩ phẫu thuật sẽ đánh giá tình trạng của vết thương và loại bỏ chỉ khâu. Nếu mức độ lành của vết thương theo chiều hướng tốt, bác sĩ sẽ đề xuất các bài tập phục hồi chức năng sau nối gân phù hợp dành cho bệnh nhân để hỗ trợ giảm các cơn đau, kiểm soát các vết sưng và viêm.
Phục hồi chức năng đứt gân gót chân:
– Đeo nẹp chân: Đeo nẹp liên tục ở chân phẫu thuật, sử dụng nẹp cố định gân gót ở vị trí gập góc 20 – 30 độ.
– Sử dụng nạng: Tập đứng bằng nạng, sử dụng nạng khi di chuyển và sử dụng thêm giày độn gót cao 4 – 6cm để giảm áp lực lên chân phẫu thuật.
*Bài tập phục hồi chức năng đứt gân gót trong giai đoạn này bao gồm:
– Bài tập tuần hoàn.
– Nhấc chân một bên.
– Gập cơ đùi.
– Duỗi gối.
– Gập duỗi hông khi nằm sấp hoặc chống tay đầu gối.
– Các bài tập lấy lại tầm vận động của các khớp lân cận như gập – duỗi các ngón bàn chân, gập duỗi khớp gối, gập duỗi khớp háng,…
2. Giai đoạn 2: Bắt đầu từ tuần thứ 3 – 7 sau phẫu thuật
Mục tiêu của giai đoạn 2 phục hồi chức năng đứt gân gót là giảm sưng và duy trì chức năng vận động của khớp háng và khớp gối. Bên cạnh đó, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cơ hoạt động và cải thiện khả năng đi lại.
Phục hồi chức năng cho gân gót:
– Sử dụng nạng làm công cụ hỗ trợ di chuyển.
– Tập tăng sức mạnh của cơ và khớp.
– Đứng/đi lại tỳ chân.
– Giữ thăng bằng tĩnh bằng đứng một chân trên sàn nhà.
Những lưu ý trong quá trình hồi phục:
– Khi sử dụng nạng nên tỳ lực lên chân phẫu thuật từ 20-50%, tăng dần theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Khi đi, không được duỗi gối quá mức để tránh ảnh hưởng đến quá trình lành gân.
– Sử dụng nạng đúng cách, đảm bảo nạng có kích thước phù hợp với cơ thể.
– Tránh các vị trí trơn, trượt dễ ngã.
3. Giai đoạn 3: Bắt đầu từ tuần thứ 8 – 16 sau phẫu thuật
Thông thường từ tuần thứ 8 trở đi, bệnh nhân phục hồi chức năng đứt gân gót sẽ cảm thấy những tiến triển tốt ở các cơ xung quanh gót chân và đầu gối; cảm giác đau nhức ban đầu sẽ giảm dần. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ tập đi lại mà không cần có nạng để tăng cường sức mạnh cho cơ chân.
Người bệnh phục hồi chức năng sau nối gân sẽ tiếp tục thực hiện các bài tập ở giai đoạn 1 và 2, đồng thời có thể tập thêm một số bài vận động chân khác. Đó là:
– Bài tập tăng sức mạnh cho khớp cổ chân, gân gót/Achilles và các cơ xung quanh bằng cách vận động gập duỗi khớp cổ chân.
– Bài tập vận động khớp cổ chân.
– Bài tập kéo giãn gân gót bằng cách nhón cả hai chân lên khoảng 45 độ và giữ tư thế này trong khoảng 10 – 15 giây.
– Bài tập kéo giãn cân gan bàn chân.
– Bài tập với dây Band hoặc khăn bằng cách dùng khăn kéo bàn chân hướng về phía cơ thể.
– Bài tập vận động cổ chân với khăn.
4. Phương pháp phục hồi chức năng đứt gân gót thông dụng
– Siêu âm trị liệu.
– Điện xung, điện phân trị liệu.
– Laser trị liệu.
– Từ trường trị liệu/Sóng xung kích.
Để đặt lịch khám và tìm hiều thông tin, xin vui lòng liên hệ
Khoa Phục hồi chức năng- Tầng 4, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Số điện thoại đặt lịch khám: 1900.8082 hoặc 0886.234.222
Thời gian đặt hẹn: 8h – 16h Thứ 2 đến thứ 6
Số điện thoại khoa Phục hồi chức năng : 037.820.8602
Website: https://bvnghean.vn”
Fanpage: facebook.com/bvhndknghean/
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN