Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Rượu và nguy cơ ung thư

Rượu và nguy cơ ung thư

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi sử dụng rượu bia, 95% chất cồn được chuyển hóa qua gan trở thành acetaldehyde, một chất làm sinh sôi các tế bào ung thư bằng cách tấn công DNA. Thêm vào đó, nếu càng uống nhiều rượu, hàm lượng acetaldehyde trong nước bọt sẽ càng gia tăng, góp phần làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, vòm họng, thực quản và đường hô hấp.

Giống như thuốc lá, rượu là một trong số ít các chất liên quan đến tăng nguy cơ ung thư. 

  1. Uống rượu làm tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư nào?
  • Ung thư khoang miệng, họng và thanh quản
  • Ung thư gan
  • Ung thư thực quản
  • Ung thư vú
  • Ung thư đại trực tràng
  1. Khuyến cáo sử dụng rượu

     Không có biện pháp nào được chứng minh giúp ngăn ngừa ung thư hoàn toàn. Tuy nhiên, các bước dưới đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ liên quan đến rượu bia khi sử dụng.

     – Hạn chế số lượng đồ uống có cồn đưa vào cơ thể.

    + Liều lượng bia rượu được Canada khuyến cáo là mỗi người không nên uống rượu bia quá 2 lần trong một tuần, mỗi một lần không nên uống quá 335 ml bia 5 độ, một ly rượu vang 148 ml 12 độ hoặc một chén rượu mạnh 40 độ.

    – Đối với rượu vang đỏ. Không có bằng chứng rõ ràng rằng uống rượu vang đỏ giúp ngăn ngừa ung thư. Do đó, giới hạn đồ uống hiện tại được đề nghị cũng bao gồm rượu vang đỏ.

   – Tránh sử dụng cả rượu và thuốc lá. Sự kết hợp này làm tăng thêm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư. Chúng bao gồm ung thư khoang miệng, họng, thanh quản và thực quản.

   – Ăn đủ folate có thể giúp bảo vệ chống lại nguy cơ của một số bệnh ung thư liên quan đến rượu, chẳng hạn như ung thư vú. Folate được tìm thấy trong các loại rau xanh, trái cây, đậu khô và đậu Hà Lan.

  – Tham khảo lời khuyên của bác sĩ nếu bạn đang dùng liệu pháp hormon mãn kinh. Kết hợp với rượu, điều này có thể làm tăng thêm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú.

 – Nguy cơ phát triển các loại ung thư được liệt kê ở trên tăng lên khi bạn uống nhiều rượu hơn. Nhưng vẫn còn một số nguy cơ phát triển ung thư với việc uống rượu nhẹ, có nghĩa là bạn uống ít hơn giới hạn hàng ngày được đề xuất. Bạn có thể tham khảo lời tư vấn của bác sĩ về nguy cơ ung thư được đề cập. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên hạn chế hoặc tránh uống rượu để giảm nguy cơ.

  – Nếu bạn đang điều trị ung thư, hãy hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống, cần tránh uống rượu. Ví dụ, rượu có thể gây kích ứng hoặc làm trầm trọng thêm các vết loét miệng liên quan đến điều trị hoặc khô miệng. Ngoài ra, rượu có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ do điều trị bằng cách gây mất nước hoặc mất chất dinh dưỡng.

  1.  Rượu và nguy cơ tái phát ung thư

     Tốt nhất nên tránh uống rượu nặng, lạm dụng rượu sau khi được chẩn đoán ung thư bởi rượu là yếu tố liên quan đến nguy cơ gia tăng mắc bệnh.

     Các nghiên cứu trên những bệnh nhân ung thư đầu và cổ, sau khi điều trị khỏi vẫn tiếp tục uống rượu có nguy cơ tái phát cao hơn. Điều này đặc biệt đúng với người uống rượu mức độ vừa phải đến nặng.

     Nếu bạn là một người bệnh ung thư, hãy nói chuyện, xin lời khuyên từ bác sĩ của bạn về lượng đồ uống có cồn mà bạn được phép uống và những ảnh hưởng có thể của nó đối với sức khỏe lâu dài của bạn.