Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới – Bệnh thầm lặng thường gặp

Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới – Bệnh thầm lặng thường gặp

Suy giãn tĩnh mạch chân (hay còn gọi giãn tĩnh mạch chi dưới) là bệnh lý rất phổ biến của thế kỷ 21, nhưng chưa thực sự có được sự quan tâm chú ý của nhiều người và thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới.

Bệnh hay xảy ra ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc/ nghề nghiêp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động. coque iphone xr Hiện nay, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân tuy khá phổ biến, nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những triệu chứng của viêm khớp, đau khớp chân, đau thần kinh – cơ. Người bệnh chỉ đi khám khi thấy các triệu chứng đau nhức, tê buốt , phù chân…ngày càng nặng hơn; thậm chí có người để đến giai đoạn biến chứng nặng như loét chân mới đi khám.

phong-benh-gian-tinh-mach-chan-hieu-qua

Nguyên nhân bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân

Suy tĩnh mạch nông chi dưới là tình trạng tĩnh mạch dãn to, dài ra, chạy quanh co, được thấy rõ ngay dưới da; có sự hiện diện của dòng máu trào ngược trong lòng tĩnh mạch. Ngoài vấn đề về mặt thẩm mỹ, bệnh còn gây ra cảm giác đau nhức, phù chi dưới, viêm loét…

Bệnh hay gặp ở người có thói quen hoặc nghề nghiệp phải đứng hoặc ngồi lâu, ít đi lại như nhân viên văn phòng, bán hàng, giáo viên, nhân viên y tế, cảnh sát, phụ nữ mang thai, béo phì và người lớn tuổi. acheter coque iphone en ligne Bệnh có yếu tố gia đình, tần suất gặp nữ giới nhiều hơn nam giới. Một số thói quen có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như hút thuốc, ít vận động, mặc quần áo quá chật, mang giầy cao gót, chế độ ăn uống ít chất xơ, không đủ dưỡng chất và uống quá ít nước.

Triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh nhân nên nghĩ tới dãn tĩnh mạch chi dưới và thăm khám chuyên khoa khi thấy các dấu hiệu sau:

  • Đau tức 1 hoặc 2 chân, cảm giác chuột rút.
  • Nặng 2 chân sau khi nằm, đứng, ngồi lâu mất hoặc giảm đi khi bệnh nhân đi lại
  • Chi dưới nổi các búi tĩnh mạch.
  • Đám xuất huyết trên da hoặc vết loét.
  • Sờ các tĩnh mạch thấy tĩnh mạch xơ cứng.

Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. coque iphone pas cher Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân…

Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng giai đoạn sớm nặng dần lên, phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều liên tục hoặc buổi chiều sau một ngày làm việc. coque iphone Thường thấy phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân. có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật hơn so với bình thường.Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn sớm chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân.

Ở giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi, một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Phần lớn các bệnh nhân đều bỏ qua các triệu chứng và chỉ phàn nàn chủ yếu do mất tính thẩm mỹ.

Hiện nay dãn tĩnh mạch chi dưới được phân độ theo CEAP:

  • Độ 0: chỉ có triệu chứng cơ năng
  • Độ 1: Dãn mao mạch, tĩnh mạch dạng lưới
  • Độ 2: Dãn rõ các tĩnh mạch dưới da (tĩnh mạch hiển)
  • Độ 3: Phù nhưng không thay đổi màu sắc da
  • Độ 4: Da xạm, chàm, xơ mỡ bì.
  • Độ 5: Như độ 4 kèm loét đã lành
  • Độ 6: Như độ 4 kèm loét đang tiến triển.

New-Picture-(12)

Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân

Điều trị bằng áp lực và vai trò của vớ y khoa

Cả hai phương pháp băng ép và mang vớ y khoa đều hỗ trợ chân và làm giảm đường kính tĩnh mạch, giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại, do đó phục hồi tác dụng của van “một chiều”, tức là ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân.

Vớ y khoa được dùng sau điều trị băng ép, hoặc dùng từ đầu để bó chân lại. Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa là đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.

Mang vớ ép áp lực tăng dần vẫn là biện pháp trị liệu đầu tiên cho bệnh lý tĩnh mạch nguyên phát. Phương pháp này tương đối rẻ tiền, ít nguy cơ, có thể cải thiện triệu chứng cơ năng liên quan tới suy van và giãn tĩnh mạch. Chưa xác định được áp lực chính xác là bao nhiêu thì cải thiện lâm sàng. Bất lợi lớn nhất có thể làm cho phương thức điều trị này thất bại là khả năng chấp nhận và dung nạp của bệnh nhân.

Điều trị phẫu thuật:

Phẫu thuật Stripping tĩnh mạch: bao gồm cắt quai tĩnh mạch, thắt các tĩnh mạch xuyên đến ống Hunter đối với tĩnh mạch hiển lớn.

– Cắt quai tĩnh mạch hiển lớn

1

image-0-02-06-db0336359f7310227bb2ca85f08b281032ed9bd609c26dc3bb3ed542ecc36490-V

Phẫu thuật Stripping điều trị suy giãn tĩnh mạch chân tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An

Tiêm xơ lấp mạch

  • Sử dụng các chất tạo xơ bọt như tétradécylsulfate, lauromacrogol, glycérine chromée… tiêm xơ vào tĩnh mạch dãn dưới hướng dẫn siêu âm
  • Chỉ định: đối với các tĩnh mạch nhỏ (đường kính ≤ 8mm) không có huyết khối tĩnh mạch, chỉ định tốt nhất với các trường hợp dãn các nhánh bên tái phát sau mổ Striping.
  • Chống chỉ định: suy tim, suy gan, suy thận, có thai và cho con bú…

Đốt sóng cao tần (RFA)

Nguyên lý: Dùng nhiệt tác dụng trực tiếp lên thành tĩnh mạch (120°C) để làm teo và xơ hóa lòng tĩnh mạch, từ đó gây tắc mạch. Đây là phương pháp có tính thẩm mỹ, an toàn, ít đau, ít tai biến và biến chứng, thời gian nằm viện ngắn. Tuy nhiên chi phí khá cao.

Những lời khuyên giúp bạn phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đúng cách.

Kiểm soát cân nặng

Giảm trọng lượng của bạn là một cách để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Việc bạn tăng cân sẽ làm tăng áp lực trên chân và là một trong những nguyên nhân chính của chứng suy giãn tĩnh mạch. Việc duy trì một mức cân nặng hợp lý sẽ mang lại lợi ích cho việc phòng chứng suy giãn tĩnh mạch.

Giảm thời gian đứng

Cố gắng tránh đứng trong thời gian dài để ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch hình thành. Càng nhiều áp lực dồn lên trên đôi chân của bạn càng gây sức ép lên các tĩnh mạch và có thể gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch.

Đi tất/vớ đặc biệt

Vì bạn không thể tránh đứng hoàn toàn, bạn có thể giúp đôi chân của bạn cảm thấy dễ chịu và giảm bớt áp lực bằng cách đi loại tất chun để cải thiện lưu thông máu.

Tập thể dục

Tập thể dục, đặc biệt là đi xe đạp, bơi lội và đi bộ có thể giúp cải thiện lưu thông ở chân và ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch. coque iphone en ligne Ngoài ra, những bài tập tập trung làm thon gọn chân hoặc các bài Yoga cũng rất tốt cho việc phòng và chữa chứng suy giãn tĩnh mạch chân.

Cẩn thận với thuốc tránh thai

Nếu bạn là nữ, tránh các loại thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao. Estrogen với hàm lượng cao đã được chứng minh có thể thay đổi lưu thông máu, góp phần vào sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch.

Thay đổi tư thế ngồi

Tránh bắt chéo chân của bạn để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Việc bắt chéo chân sẽ tạo nhiền áp lực lên đùi, xương chậu, gây kém lưu thông máu, dễ bị tê mỏi và hình thành tình trạng da sần vỏ cam cùng với chúng suy tĩnh mạch.

Hạn chế giày cao gót

Mang giày gót thấp hoặc dép mềm khi có thể và chọn những loại quần áo thoải mái, hạn chế mang giày cao gót và các loại quần bó sát để giữ cho máu lưu thông ở chân không bị tắt nghẽn.

Gác chân cao

Đặt một chiếc gối dưới chân của bạn khi bạn ngủ trong tư thế nằm ngửa là một cách khác để tăng cường lưu thông và giảm bớt áp lực trên đôi chân.

Chú ý tới các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng khác

Cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp duy trì tĩnh một hệ tĩnh mạch mạnh mẽ, khỏe mạnh. Hãy chọn những trái cây họ cam quýt như bưởi, cam… vì chúng chứa nhiều hesperidin, rutin, và diosmin sẽ giúp giảm tình trạng suy tĩnh mạch bằng cách tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch.

Thạc sỹ. BS. Phạm Văn Chung

Khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện HNĐK Nghệ An.