Viêm tuyến giáp Hashimoto là kết quả khi các kháng thể trong cơ thể tấn công các tế bào của tuyến giáp – một phản ứng tự miễn dịch.
Lúc đầu, tuyến giáp có thể hoạt động bình thường, kém hoạt động (suy giáp) hoặc hiếm khi hoạt động quá mức (cường giáp)
Hầu hết người bệnh bệnh cuối cùng phát triển đến giai đoạn suy giáp.
Những người bị suy giáp thường cảm thấy mệt mỏi và không thể chịu được lạnh.
Chẩn đoán dựa trên kết quả khám sức khỏe và xét nghiệm máu.
Những người bị suy giáp do viêm tuyến giáp tự miễn cần uống hormone tuyến giáp thay thế trong suốt phần đời còn lại của họ.
Viêm tuyến giáp đề cập đến bất kỳ tình trạng viêm nào của tuyến giáp. Viêm tuyến giáp có thể do nhiễm virus hoặc rối loạn tự miễn dịch.
Viêm tuyến giáp Hashimoto là loại viêm tuyến giáp phổ biến nhất và là nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp tiên phát. Vì những lý do không rõ, cơ thể tự chống lại chính nó (một phản ứng tự miễn dịch ). Tuyến giáp bị các tế bào bạch cầu xâm nhập , và các kháng thể được tạo ra để tấn công tuyến giáp (kháng thể kháng giáp).
Ở khoảng 50% số người bị viêm tuyến giáp Hashimoto, ban đầu tuyến giáp hoạt động kém. Trong hầu hết các trường hợp còn lại, lúc đầu tuyến giáp bình thường (mặc dù ở một số ít người, ban đầu tuyến này hoạt động quá mức), sau đó thường trở nên kém hoạt động.
Một số người bị viêm tuyến giáp Hashimoto có các rối loạn nội tiết khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường , tuyến thượng thận kém hoạt động hoặc tuyến cận giáp kém hoạt động và các rối loạn tự miễn dịch khác, chẳng hạn như thiếu máu ác tính, viêm khớp dạng thấp , hội chứng Sjögren hoặc lupus ban đỏ hệ thống (lupus).
Viêm tuyến giáp Hashimoto phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi và có xu hướng phổ biến trong gia đình. Tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn ở những người có một số bất thường về nhiễm sắc thể, bao gồm hội chứng Down , hội chứng Turner và hội chứng Klinefelter .
Viêm tuyến giáp Hashimoto thường bắt đầu với một tuyến giáp kích thước lớn nhưng không đau, chắc hoặc cảm giác đầy ở cổ. Tuyến thường có kết cấu như cao su và đôi khi có cảm giác vón cục. Nếu tuyến giáp hoạt động kém, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và không chịu được lạnh và có các triệu chứng khác của bệnh suy giáp . Một số ít người có tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) ban đầu có thể bị đánh trống ngực, căng thẳng và không chịu được nhiệt.
Kiểm tra chức năng tuyến giáp (TSH và T4; T3 nếu nghi ngờ cường giáp)
Kháng thể tuyến giáp
Đôi khi cần siêu âm tuyến giáp
Các bác sĩ kiểm tra tuyến giáp. Siêu âm tuyến giáp có thể được thực hiện nếu bác sĩ khám tuyến giáp cảm thấy có bướu (nhân). Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đo nồng độ trong máu của hormone tuyến giáp thyroxine (T4) (và triiodothyronine (T3) nếu nghi ngờ cường giáp) và hormone kích thích tuyến giáp (TSH, một loại hormone do tuyến yên sản xuất để kích thích tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp) để xác định tuyến đang hoạt động như thế nào ( xét nghiệm chức năng tuyến giáp ). Họ cũng làm xét nghiệm máu để tìm các kháng thể có thể tấn công tuyến giáp.
Thường thay thế hormone tuyến giáp khi bệnh nhân suy giáp trên lâm sàng và nồng độ TSH tăng cao trong máu
Tránh dư thừa iốt trong thực phẩm hoặc chất bổ sung dinh dưỡng
Hầu hết người bệnh cuối cùng đều phát triển chứng suy giáp và sau đó phải dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp trong suốt phần đời còn lại của họ. Hormone tuyến giáp cũng có thể hữu ích trong việc giảm sự phì đại của tuyến giáp.
Những người bị viêm tuyến giáp Hashimoto không dùng thay thế hormone tuyến giáp nên tránh dùng liều cao iốt (có thể gây suy giáp) từ các nguồn tự nhiên, chẳng hạn như viên tảo bẹ và rong biển; tuy nhiên, muối i-ốt và bánh mì tăng cường i-ốt được cho phép vì chúng chứa lượng i-ốt thấp hơn.
Bs.Lê Đình Sáng (Khoa Nội tiết)
TÀI LIỆU THAM KHẢO: MSD MANUAL
14:20 - 12/04/2020
Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xươngSáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...
14:20 - 12/04/2020
Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xươngSáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...
14:20 - 12/04/2020
Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xươngSáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...
14:20 - 12/04/2020
Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xươngSáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...
14:20 - 12/04/2020
14:20 - 12/04/2020
14:20 - 12/04/2020
Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xươngSáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...
14:20 - 12/04/2020
Niềm vui ngày xuất viện của bệnh nhân ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xươngSáng nay (16/4), bệnh nhân ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc thành công tại Khoa Huyết học lâm sàng...
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN