Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Tầm quan trọng của việc kiểm soát chỉ số INR trong điều trị chống đông máu

Tầm quan trọng của việc kiểm soát chỉ số INR trong điều trị chống đông máu

1. Tổng quan

– Điều trị chống đông là một công việc hàng ngày của các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa như nội tim mạch, hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức và ngoại khoa. Các thuốc chống đông hiện được dùng trong lâm sàng được gồm các  nhóm như Heparin; Ức chế Xa; ức chế Thrombin và khgangs Vitamin K. Các thuốc kháng vitamin K là những dẫn xuất coumarin, gồm warfarin, acenocoumarol, phenprocoumon và ethylbiscoumacetate.

– Trước đây các dẫn xuất indanedione (anisindione, fluindione, phenindione) cũng được dùng như những thuốc kháng vitamin K, tuy nhiên hiện nay các thuốc này hầu như không còn được lưu hành do có nhiều phản ứng phụ không liên quan với tác dụng chống đông (giảm bạch cầu hạt, suy thận cấp, suy gan, suy tủy do cơ chế miễn dịch-dị ứng). Các thuốc kháng vitamin K ức chế enzym vitamin K-epoxide-reductase và vitamin K-reductase, qua đó ức chế sự chuyển vitamin K dạng oxy hóa thành vitamin K dạng khử. Hậu quả của sự thiếu hụt vitamin K dạng khử là suy giảm phản ứng carboxyl hóa biến tiền yếu tố đông máu (chưa có hoạt tính) thành yếu tố đông máu có hoạt tính 7.

– Như vậy, có thể tóm tắt cơ chế tác dụng của thuốc kháng vitamin K là ức chế sự tổng hợp dạng có hoạt tính của các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K. Các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K gồm yếu tố II, VII, IX và X. Theo cơ quan sức khỏe quốc gia Anh quốc, thuốc kháng Vitamin K là một trong năm nhóm thuốc có liên quan tới tai biến tử vong, cần được quan tâm đến an toàn cho người bệnh.

– Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kháng vitamin K bao gồm: ngừa đột quị và thuyên tắc mạch hệ thống trong bệnh van 2 lá hậu thấp, ở bệnh nhân rung nhĩ, ngừa huyết khối van tim nhân tạo và phòng ngừa thứ phát thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc động mạch phổi).

2. Chỉ số INR – Chỉ số đánh giá trong xét nghiệm đông máu

– Để xác định thời gian máu đông trong điều trị cho bệnh nhân bị các bệnh tim mạch mãn tính cần tới liệu pháp chống đông, khoa học sử dụng thước đo là chỉ số INR – chỉ số bình thường hóa quốc tế (viết tắt của International Normalized Ratio). INR là chỉ số thể hiện thời gian đông máu, giúp đánh giá mức độ hình thành cục máu đông trong cơ thể của bạn. Bệnh nhân có mức INR quá cao sẽ có nguy cơ bị chảy máu không kiểm soát bao gồm xuất huyết nội. Ngược lại, bệnh nhân có mức INR quá thấp  lại có nguy cơ bị hình thành các cục máu đông, có thể dẫn đến đột quỵ.

– Ở xét nghiệm INR lần đầu tiên được thực hiện ngay trong vòng 48 giờ sau khi uống liều thuốc đầu tiên, để phát hiện sự nhạy cảm quá mức của từng cơ địa bệnh nhân với thuốc. Nếu INR > 2 chứng tỏ quá liều và phải giảm liều. Tùy theo kết quả của INR lần đầu, để đánh giá hiệu quả chống đông sẽ tiếp thực thực hiện kiểm tra INR ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau lần dùng thuốc đầu tiên và được thực hiện mỗi 2 – 4 ngày cho đến khi có được INR ổn định, sau đó thực hiện mỗi tuần, mỗi hai tuần và tối đa là mỗi tháng một lần. Có khi, cần mất nhiều tuần mới đạt được INR cân bằng.

– Vì  không thể có được một giá trị INR cố định trong suốt quá trình điều trị dài hạn, người ta thường đưa ra một khoảng INR cần đạt (2,5 – 3,5 đối với người mang van tim nhân tạo cơ học và 2 – 3 trong những trường hợp còn lại). Liều thuốc kháng vitamin K được điều chỉnh để đạt INR trong khoảng này.

3. Kết luận

– Trong thực tế, việc duy trì INR trong một khoảng nào đó là một công việc khá khó khăn và cần phải được xét nghiệm định kỳ, ít nhất là mỗi tháng một lần hoặc mỗi khi có phối hợp thêm một số thuốc có thể tương tác với thuốc kháng vitamin K. Ngoài ra, chỉ số INR vẫn có thể thay đổi do tác động của những thay đổi của lượng vitamin K trong khẩu phần ăn (các loại thức ăn chứa nhiều vitamin K gồm bắp cải, bông cải, cải xoăn, rau diếp, rau bina, gan bò, gan heo), do thay đổi của chức năng gan, do tương tác thuốc, thay đổi lối sống…

– Thông thường, để kiểm soát chỉ số INR, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm INR ở bệnh viện bằng cách lấy máu tĩnh mạch. Bệnh nhân sẽ được khám và chỉ định xét nghiệm INR với 1 số xét nghiệm khác đi kèm. Xét nghiệm INR là một xét nghiệm cơ bản được thực hiện hàng ngày tại khoa Huyết học – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An trên hệ thống đông máu hiện đại. Số lượng bệnh nhân sử dụng chống đông được quản lý tại bệnh viện là rất lớn. Kiểm soát chỉ số INR là một phần quan trọng của quá trình điều trị chống đông, giúp đảm bảo hiệu quả điều trị, ngăn ngừa biến chứng và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Việc thường xuyên kiểm tra và tuân thủ chỉ đạo của bác sĩ là rất quan trọng trong quá trình này.

 Các xét nghiệm đông máu đều được thực hiện thường quy tại Khoa Huyết học – Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện HNĐK Nghệ An.

👉👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ

🏥 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An

 ☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082

⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6

🖥Website: https://bvnghean.vn.