23 năm đưa con đi viện, là 23 năm ròng tôi gắn bó và trân trọng biết bao màu áo trắng của những thầy thuốc. Tôi đã có hàng ngàn đêm không ngủ, trong cơn đau của con, trong cơn đau của chính mình, nỗi đau không chỉ ở cơ thể đã bị tàn phá bởi bom Napan giặc Mỹ, hàng chục vết đạn găm lỗ chỗ, mà còn đau bởi những bất hạnh dai dẳng trên cơ thể các con tôi do di chứng chất độc da cam.
23 năm, đã có bao đêm, tôi ngồi trong bóng tối, đôi tay run giữ chặt thân thể con mình, nghe tiếng máy monitor kêu nhịp gấp gáp những chỉ số sinh tồn. Cái hành lang bệnh viện cứ như trải rộng ra trong nỗi thăm thẳm đời người, và chỉ lúc ấy, những bóng áo trắng lặng lẽ lại qua đã giúp tôi lấy lại được niềm tin, lấy lại được sự hồi sinh trong trái tim quá nhiều tuyệt vọng.
Không biết được có bao nhiêu bệnh viện cha con tôi đã đến, bao nhiêu lần tôi đã giành lại con từ bàn tay tử thần. coque iphone Không phải có những lúc tôi không muốn buông xuôi. Nhưng, chính là họ- những người thầy thuốc đã cho tôi biết rằng, khi vẫn còn hy vọng, là khi ta phải gắng sức. Cũng chính họ, đã cho tôi thấy trong cuộc sống triền miên những lo toan, đau đớn, luôn lấp lánh ánh sáng của trách nhiệm, của tình người. Và, thêm một lần nữa, tôi lại được thấy mình đứng dậy từ nỗi đau bằng tất cả lòng mến yêu, sự biết ơn.
Bây giờ thì con trai tôi, đã không còn nữa. Lần đi viện tháng 1 vừa qua là lần đi viện cuối cùng của con. Cháu không còn, nhưng tôi đã chứng kiến tất cả nỗ lực lớn nhất mà những người thầy thuốc giành cho con mình. Không chỉ là những loại thuốc tốt nhất, những bác sỹ giỏi nhất đã đến với con những ngày này, không chỉ là những lần hội chẩn liên khoa căng thẳng, mà cả những chuyến xe miễn phí, miễn phí cả tiền viện phí, cả những bữa cơm của cha và con. Điều đó, đã làm cho tôi, một người lính đổ máu xương của mình ở chiến trường cảm thấy thật thanh thản, rằng những hy sinh sẽ không bị lãng quên. Có thể nói đợt điều trị cuối cùng của con trong cuộc đời, lần đầu tiên con tôi đã có những phút giây hạnh phúc. Dù rằng cháu sinh ra nằm một chỗ, chỉ biết la hét, ai cũng nói cháu là người không có suy nghĩ, nhưng tôi- một người cha 23 năm ôm con trong tay, nghe từng nhịp thở của con, có thể khẳng định rằng, lần đầu tiên cháu đã biết đến niềm hạnh phúc, chính là lần đầu tiên cháu được xem ca nhạc ngay tại sảnh bệnh viện.
Mãi mãi, tôi muốn nhớ đến cái giây phút ấy trong quãng dài dằng dặc 23 năm. Nó thức tỉnh trong tôi, rằng tiếng hát có thể xoa dịu đi những đau đớn, rằng con người ta khi còn muốn cất tiếng hát, là còn tha thiết mến yêu cuộc sống này. Những người thầy thuốc, mới đây đang tất bật trong ca trực đêm, cởi bỏ tấm áo blouse, để hóa thân thành những diễn viên. Những bệnh nhân, chỉ cách đây dăm ba ngày, trong cơn nguy kịch ở phòng cấp cứu, tưởng như không còn cơ hội để sống, họ đã trở lại bằng sự hồ hởi trên sân khấu. Những tiếng hát ấy đã hòa quyện vào như quấn quýt, như nâng đỡ. Bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu lời nói, đôi khi không thể thốt ra với nhau mà được gửi qua tiếng hát, lời thơ. Chương trình đặc biệt ở chỗ, nó là khởi xướng và cũng được thực hiện bởi chính những người thầy thuốc của bệnh viện. Ngoài những liều thuốc họ kê hàng ngày cho bệnh nhân, họ đã mong mỏi mang đến cho những người bệnh phải chịu đau đớn thêm một liều thuốc không kém phần quan trọng, đó là liều thuốc tinh thần. Và từ chương trình, những đóng góp của bệnh nhân, người nhà, nhà hảo tâm… giúp cho nhiều bệnh nhân có cơ hội tiếp tục được điều trị, nhiều bệnh nhân nghèo tiếp tục được có những bữa ăn miễn phí. Tôi và con mình thật may mắn cũng đã nhận được những đồng tiền quý giá từ chương trình ‘Mang tiếng hát đến với người bệnh” ấy.
Sảnh bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh tối đó đã biến thành sân khấu rực rỡ ánh đèn. Tôi nhận ra những gương mặt thầy thuốc, này bác sỹ Võ Dũng, y tá Huyền Trang, này chị Kiều Oanh, chị Bích Thảo… Những giọt mồ hôi của họ đổ xuống ngay trong những ngày giá lạnh. Tôi ngồi ôm con mình trong tay, cậu bé 23 năm chưa một lần biết tới ánh sáng hội hè, cậu bé 23 năm chưa biết cất lời gọi cha, cậu bé 23 năm chưa bao giờ biết dậy. Nó và tôi, lần đầu cùng nhau đi xem hát. Trên sân khấu lúc ấy đang vang lên “Thập ân phụ mẫu’ do NSND Hồng Lựu hát. Bao lâu rồi tôi chưa nghe hát nhỉ? Bài hát khiến tôi nhòe hết cả mắt. coque iphone xr Một người lính xông pha trận mạc như tôi chưa bao giờ khóc, vậy mà nghe hát trên cái sân khấu đơn sơ kia, lại khóc. Tôi nhớ ngày mình rời quân ngũ, về quê lấy vợ. Sinh đứa con đầu, cả nhà rụng rời khi chứng kiến một hình hài không được bình thường và chỉ 2 ngày ngắn ngủi, đứa trẻ bỏ chúng tôi đi. Sau đó, 2 đứa con khác ra đời cũng mang hình hài tàn tật. Đau khổ hơn cả là thằng Phúc (Nguyễn Hữu Phúc) này đây. Làm phận cha mẹ, chưa kịp mong mỏi “thập ân phụ mẫu” đã quá xót xa vì không thể ban tặng cho con mình một hình hài trọn vẹn.
Tôi nhớ ngày Phúc ra đời, chưa đầy 1kg, thân thể dúm dó vặn vẹo. Cho con ăn suốt 2 năm ròng, chúng tôi phải lấy lông gà nhúng sữa quẹt ngang miệng để nuôi con vì con không thể tự ăn, tự bú. Hơn 2 tuổi, con cứng cáp hơn, chúng tôi mới mua ống tiêm về bơm nước cháo loãng cho con. Sau này khi con ăn được cơm, là khi vợ chồng tôi phải cắt cử nhau nhai cơm và đút bằng tay vì không thể đút được thìa vào miệng của con… Những câu hát của nghệ sỹ Hồng Lựu như chính đang kể chuyện của tôi kia. Rồi một giọng nam trong đội văn nghệ của Bệnh viện lại thức dậy trong tôi cánh rừng cháy trụi bom Napan. “Khi nghĩ về đời người, tôi thường nhớ về rừng cây…”. Tôi nhớ giấc mơ thời trẻ, nghĩ về lý tưởng của một thế hệ lên đường. Và kia, một bệnh nhân được đẩy ra từ cánh gà trên chiếc xe lăn. Người ta bảo với tôi, chị tên Bình ở phường Cửa Nam (T.P Vinh) nhập viện trong tình trạng bị sốc nhiễm khuẩn do áp xe phổi. Chị còn yếu, nhưng chị vẫn đăng ký tham gia để hát. coque iphone 8 Chị nói rằng, chị đã được may mắn cứu sống, dù nói thế nào cũng không hết niềm cảm ơn, chị muốn mang tiếng hát của mình thay lời tri ân đến những thầy thuốc. Một giai điệu êm đềm dựa trên dân ca xứ Nghệ run run cất lên. Khi chị dừng lời, cậu con trai của chị đã chạy ào lên sân khấu. Cậu ôm lấy bờ vai mẹ, và xin được hát tặng mẹ bài hát “Mẹ yêu”. Giây phút ấy, cả sân khấu lặng đi. Tôi nhìn thấy mắt ai cũng nhòe nước. coque iphone x Tôi biết, có thể bao năm qua, lời nói “Con yêu mẹ” cậu ấy chưa một lần thốt ra, nhưng tại đây, khi được thấy mẹ mình trở về từ cõi chết, cậu đã có cơ hội bày tỏ nó. Và mẹ cậu, chắc chắn sẽ hiểu được những nhắn gửi ấy, để gắng gỏi hơn, mạnh mẽ hơn chiến đấu cùng bệnh tật. Một bệnh nhân nữa quê huyện miền núi Quỳ Hợp, là bệnh nhân của Khoa Phục hồi Chức năng lên xin được đọc thơ. coque iphone 6 Bà nói, bà xin đọc thay cho…chồng mình, ông Thái Văn Bình hiện cũng đang là bệnh nhân, điều trị tại khoa Ngoại Tổng hợp. Ông bị ung thư vòm họng, sau khi xạ trị, tiếng nói cất lên rất khó khăn. Những ngày nằm viện điều trị, ông đã xem đây là mái nhà thứ 2 của mình. Và dù có thể phải đối mặt với tử thần, nhưng ông đã được sống những ngày vui vẻ, lạc quan bởi sự chăm sóc tận tình của thầy thuốc. coque iphone outlet “ Tưởng như đã tuyệt vọng rồi/ Một ngày lại được tay người hồi sinh/ Niềm tin lại đến bên mình/ Sống vui để trả ân tình cho nhau…”
Lạ thế, giữa bao nhiêu gương mặt, bao nhiêu ồn ào, Hữu Phúc nằm yên lặng trong tay tôi. Có phải con đã nghe thấy những xúc động đang trào dâng trong lòng những bệnh nhân đồng cảnh ngộ? Có phải con đã cảm nhận được những yêu thương mà cha mẹ và cuộc đời đã ban tặng cho mình? Có phải con đã chọn yên lặng, quên đi những đau đớn giày vò 23 năm qua để thay cho lời cảm ơn mà con muốn nói?
Thế đấy, lần đầu tiên, và cũng là lần cuối cùng của cuộc đời mình, con tôi đã được xem hát.
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN