Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Thủng ruột non do xương cá

Thủng ruột non do xương cá

Xương cá là dị vật thường gặp nhất của ống tiêu hóa. Chỉ một phần nhỏ các trường hợp xương cá bị mắc kẹt lại ở trên đường di chuyển của nó sau khi bị nuốt vào. Sự mắc kẹt của xương cá có thể gây ra những biến chứng trầm trọng, thậm chí có thể tử vong.

Hình ảnh xương cá đâm thủng ruột non – BN Quyết 30 tuổi Hình ảnh gắp xương cá thực quản Hình ảnh gắp xương cá thực quản

Nguyên nhân

Hầu hết các trường hợp nuốt xương cá là vô ý. Yếu tố nguy cơ lớn nhất của nuốt nhầm xương cá là có răng giả. Răng giả làm giảm cảm nhận của màn hầu (khẩu cái mềm) đối với vật cứng, nhọn (xương cá) bị lẫn trong thức ăn. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: ăn quá nhanh, người lớn tuổi, say rượu hay mắc bệnh tâm thần…

Biến chứng do việc mắc xương cá gây ra hiếm gặp ở các nước Âu-Mỹ. Ở những vùng mà dân chúng có tập quán ăn nhiều cá như Châu Á, tần suất các trường hợp biến chứng của mắc xương cá cao hơn hẳn các vùng khác

Triệu chứng

Chẩn đoán biến chứng của mắc xương cá thường không thể dựa vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng. Hầu hết bệnh nhân không nhớ về sự cố nuốt phải xương cá. Biểu hiện lâm sàng của biến chứng của mắc xương cá không đặc hiệu. Khi gây biến chứng ở khoang bụng, bệnh nhân mắc xương cá thường được chẩn đoán trước mổ là viêm ruột thừa hay viêm túi thừa.

Chẩn đoán

– X-quang thường quy có độ nhạy thấp (khoảng 30%) trong việc phát hiện xương cá . Nguyên nhân có thể do xương cá có độ cản quang thấp, tia chụp có cường độ mạnh, hay ảnh của xương cá nằm chồng lên ảnh của các cấu trúc cản quang khác (cột sống). Khi chụp X-quang để phát hiện một dị vật cản quang nói chung và xương cá nói riêng, nhất thiết phải chụp ở cả hai tư thế: thẳng và nghiêng

– Phương tiện chẩn đoán hình ảnh có giá trị cao nhất là CT scan. Trên CT scan, xương cá thể hiện bằng hình ảnh của một cấu trúc cản quang dài và mảnh. Hình ảnh này có thể bị bỏ qua nếu như bệnh nhân không chú tâm nghĩ đến nó. Trong phần lớn các trường hợp, xương cá được phát hiện trong lúc mổ. Đối với các biến chứng mạch máu của xương cá, việc chẩn đoán trước mổ có vai trò quan trọng trong việc cứu mạng người bệnh.

Hình ảnh phim CLVT: xương cá đâm thủng ruột Hình ảnh phim CLVT: xương cá đâm thủng ruột

Cách phòng ngừa:

– Hóc xương là tai nạn sinh hoạt khá thường gặp tuy nhiên có thế xử lý đơn giản nếu đến khám sớm để có thể lấy dị vật qua nội soi họng, hoặc nội soi thực quản dạ dày.

– Không nên chữa mẹo theo dân gian hoặc ăn miếng thức ăn to để xương trôi xuống dưới vì xương cá càng di chuyển sâu hơn xuống dưới, càng khó xử lý qua nội soi và càng có nguy cơ biến chứng nặng nếu xương cá chọc thủng đường tiêu hoá.

 – Trường hợp có các biểu hiện bất thường, đau tức ngực, đau bụng, sốt hoặc có các biểu hiện khác cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để kiểm tra phát hiện kịp thời và xử lý biến chứng.

Kết luận:

Xác định xương cá trong đường tiêu hóa thường khó khăn vì bệnh nhân thường không nhớ rằng đã ăn cá, cần phải hỏi kỹ về lịch sử ăn uống và thăm khám lâm sàng, chụp CLVT bụng là cần thiết để chẩn đoán và điều trị.