Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Tư vấn giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành mạn tính

Tư vấn giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành mạn tính

      1. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT:

  • Cơn đau thắt ngực điển hình: đau sau xương ức cơn, cơn đau 5-10 phút, xuất hiện sau gắng sức hoặc xúc cảm, giảm đau khi dùng Nitrrate hoặc nghỉ.
  • Khám thực thể không có dấu hiệu đặc hiệu.
  • Có 4 mức độ đau thắt ngực theo hiệp hội tim mạch Canada: có 4 độ (I: hoạt động thể lực không gây đau ngực, độ II: hạn chế nhẹ hoạt động thể lực, độ III: hạn chế vừa hoạt động thể lực, độ IV: hoạt động bình thường đều gây đau ngực.
    2. NGUYÊN NHÂN / ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI
  • Hay gặp do xơ vữa động mạch vành
  • Nguyên nhân khác: viêm mạch, thuyên tắc mạch, co thắt mạch, thiếu máu …
  • Yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành: Tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc, thừa cân, ít hoạt động thể lực, rối loạn lipid máu, nam > 45 tuổi, nữ > 55 tuổi, giới nam …
    3. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ
    Nguyên tắc điều trị:
    – Điều trị bệnh đi kèm gây giảm oxy cơ tim: thiếu máu, sốt, nhịp nhanh, cường giáp, nhiễm trùng, thuốc gây nghiện…
    – Điều trị yếu tố nguy cơ: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân …
    – Điều trị nội khoa:

        + Không dùng thuốc: bỏ thuốc lá, giảm cân, tập thể dục đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.

        + Thuốc: Chống ngưng tập tiểu cầu: Aspirin 81 mg/ngày, ức chế men chuyển, giảm lipid máu. Nhóm thuốc giảm triệu chứng đau ngực: Nitrates, ức chế beta, ức chế kênh calci

      + Điều trị tái thông mạch vành: can thiệp động mạch vành hoặc mổ cầu nối.

      4. CHĂM SÓC THEO DÕI

       Bệnh động mạch vành có thể được kiểm soát nếu bạn:

  • Hợp tác với bác sĩ và uống thuốc theo đơn. Tự ý thay đổi liệu trình điều trị hoặc thuốc được kê đơn không chỉ làm chậm quá trình điều trị mà còn khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Nếu người bệnh thừa cân, hãy thiết lập chế độ giảm cân và ăn uống lành mạnh để giảm cholesterol và nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
  • Luôn mang theo Nitroglycerin bên mình để dùng khi phát bệnh. Vì bệnh diễn ra đột ngột nên bạn cẩn chuẩn bị tinh thần để đối phó với bệnh bất cứ lúc nào.
  • Thông báo với người thân hoặc luôn đi với một người biết phải làm gì khi bạn đau thắt ngực đột ngột và không thể kiểm soát bản thân.
  • Thường xuyên tập thể thao nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cường độ và loại bài tập phù hợp.
  • Bỏ hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.
  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
    5. DỰ PHÒNG / TÁI KHÁM
  • Không hút thuốc lá, rượu bia
  • Không quá cân.
  • Tập thể lực thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày trên tuần.
  • Tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ
  • Điều trị các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu …
  • Khuyến cáo chế độ ăn phòng bệnh động mạch mạn tính:
  • Hạn chế dùng chất béo (< 30% tổng calo thu nhập)
  • Hạn chế đồ ăn nhiều cholesterol (< 200 mg/ngày)
  • Ăn nhiều các trong tuần (2 lần/tuần)
  • Ăn nhiều rau quả, trái cây, ngũ cốc
  • Ăn nhạt: < 6 gram muối/ngày