Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Tin y tế > U hạt rốn ở trẻ em – Biểu hiện và cách xử lý

U hạt rốn ở trẻ em – Biểu hiện và cách xử lý

  • Em bé sơ sinh sau khi được sinh ra rốn thường rụng sau sinh 1-3 tuần. Tuy nhiên sau rụng rốn quá trình lành của rốn có thể bị rối loạn và hình thành mô sẹo thừa tạo thành u hạt rốn ở trẻ sơ sinh.
  • U hạt rốn trông giống như một cục u nhỏ màu đỏ ở đáy rốn, thường ướt và tiết dịch nhẹ,  xuất hiện trong vài tuần đầu tiên sau khi rụng.
  • U hạt rốn tuy không ảnh hưởng nhiều đến trẻ, tuy nhiên, nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn.
  1. Triệu chứng u hạt rốn:

          – Rốn thường xuyên ẩm, rỉ dịch màu vàng.

         –  Da quanh rốn bị kích ứng nhẹ.

         – Khi u hạt rốn bị nhiễm trùng thường có triệu chứng:

         – Sốt.

         – Sưng đỏ mô mềm xung quanh rốn.

         – Chảy mủ.

         – Đau hoặc kích thích quấy khóc khi chạm vào vùng rốn.

  1. Vậy Bác sĩ sẽ xử lý như thế nào?

 Hiện nay có nhiều phương pháp để xử lý mà không gây ra đau đớn gì cho trẻ, như bôi thuốc, đốt điện, laser hoặc cắt triệt để. Bác sĩ sẽ thăm khám và tùy thuộc vào tình trạng u hạt rốn của trẻ để đưa ra liệu pháp tốt nhất, phù hợp nhất cho bé. Sau khi đã điều trị khỏi, bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ vệ sinh rốn cho bé, như giữ cho rốn luôn khô thoáng, cách rửa rốn, vệ sinh rốn cho trẻ sau xử lý u hạt rốn. U hạt rốn rất nên được can thiệp và xử lý triệt để, vì nó xuất hiện ở trẻ sơ sinh, và nó cũng không giống như các vết thương thông thường có thể tự lành hoặc tự teo lại một các tự nhiên. Vì thế, khi bé gặp trường hợp u hạt rốn, các mẹ hãy nhờ sự giúp đỡ từ bác sĩ nhé.