Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Bệnh Nội tiết - Chuyển hoá > UNG THƯ TUYẾN GIÁP

UNG THƯ TUYẾN GIÁP

  1. Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp (thyroid cancer) là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Đây là một loại ung thư phổ biến, có xu hướng phát triển khi độ tuổi càng cao, nguy cơ ở nữ giới cao hơn nam giới.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng nằm ở vùng cổ trước, trước khí quản. Nó bao gồm 2 thùy hình cánh bướm và một eo kết nối chúng. Tuyến giáp hấp thu iốt để tổng hợp và tiết ra các hormone tuyến giáp tham gia vào trao đổi chất cơ bản của cơ thể, tác động tới nhịp tim, hoạt động của các cơ quan,…

Nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc sản xuất quá ít hormone đều có thể dẫn đến các vấn đề bệnh lý. Những trạng thái này được gọi là cường giáp và suy giáp tương ứng.

Càng ngày số lượng người mắc ung thư tuyến giáp càng tăng. Ung thư tuyến giáp có hai loại: Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (thể nhú, thể nang, chiếm khoảng 90%) và loại khác (thể tủy, thể không biệt hóa khoảng 10%). Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa có thể chữa khỏi hoàn toàn.

  1. Phân loại ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp được chia thành hai nhóm: Ung thư tuyến giáp thể biệt hoá và ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá.

Nhóm ung thư tuyến giáp thể biệt hoá chiếm khoảng 90%, nhóm này tiến triển chậm, tiên lượng tốt, bao gồm:

– Ung thư biểu mô tuyến giáp nhú.

– Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang.

– Ung thư biểu mô tuyến giáp loại kết hợp thể nhú và nang.

Nhóm ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá chiếm khoảng 10%, nhóm này tiến triển nhanh, nhanh di căn, bao gồm:

– Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.        

– Ung thư biểu mô tuyến giáp thể không biệt ho

 

  1. Triệu chứng của ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, thường người bệnh tình cờ phát hiện ra khi siêu âm khám sức khỏe kiểm tra hoặc khám bệnh khác vô tình thấy. Chỉ khi khối u to lên, có thể nhìn hoặc sờ thấy, thì người bệnh đi khám. Ngoài ra khi khối u to, xâm lấn, có thể bộc lộ các triệu chứng như: 

– Khó thở

– Khó hoặc đau khi nuốt

– Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói

– Sụt cân không rõ nguyên nhân

– Mệt mỏi

– Có khối vùng trước cổ.

  1. Nguyên nhân ung thư tuyến giáp

Nguyên nhân của ung thư tuyến giáp thường không rõ. Tuy nhiên, sự kết hợp của các điều kiện di truyền và các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng phát triển tình trạng này. Một số yếu tố nguy cơ ở một số vùng nhất định khiến số trường hợp ung thư tuyến giáp ở một số quốc gia nhiều hơn những quốc gia khác.

Các nguyên nhân khách quan có thể gồm:

– Lượng iốt quá cao hoặc quá thấp.

– Tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

– Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ ung thư tuyến giáp càng cao

– Thừa cân, béo phì: Người thừa cân có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ sau cũng góp phần gâu ung thư tuyến giáp:

– Nữ giới: Tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở nữ giới cao hơn nam giới, tỷ lệ này xấp xỉ 3:1

– Người châu Á.

– Người tiếp xúc thường xuyên với tia xạ.

– Tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp.

– Yếu tố di truyền trong trường hợp ung thư tuyến giáp thể tủy.

  1. Chẩn đoán ung thư tuyến giáp

5.1. Chẩn đoán lâm sàng.

Bác sĩ có thể kiểm tra thăm khám vùng cổ: Tuyến giáp, hạch cổ, hỏi tiền sử bệnh tật của bệnh nhân và gia đình.

5.2. Các xét nghiệm chẩn đoán

Bác sỹ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:

Siêu âm tuyến giáp và hạch cổ: Phát hiện, đánh giá vị trí, kích thước, tính chất, số lượng khối u tuyến giáp, hạch vùng cổ.

Xét nghiệm tế bào học u tuyến giáp, hạch cổ dưới hướng dẫn của siêu âm (chọc hút kim nhỏ – FNA): Kim được đưa qua da vào tuyến giáp để lấy một số tế bào từ khối u, từ hạch cổ. Bác sĩ sẽ kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư.

Chụp CT và MRI vùng cổ: Đánh giá kỹ hơn mức độ xâm lấn của u tuyến giáp và hạch với các cơ quan xung quanh như phần mềm vùng cổ, khí quản, thực quản.

Sinh thiết tức thì trong mổ: Bác sĩ sẽ cắt bỏ nhân giáp hoặc một thùy của tuyến giáp trong quá trình phẫu thuật, làm xét nghiệm mô bệnh học ngay trong mổ để có hướng xử trí kịp thời và phù hợp.

Chỉ điểm sinh học: Với ung thư tuyến giáp thể biệt hoá sau mổ thì chỉ số Tg sẽ dùng để đánh giá điều trị và theo dõi tái phát; Với ung thư tuyến giáp thể tuỷ thì chỉ số Calcitonin và CEA có vai trò trong tiên lượng và theo dõi sau điều trị

  1. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

6.1. Phẫu thuật

Lựa chọn chỉ cắt một thùy hay cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh được đánh giá trước và trong phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt thùy tuyến giáp có u trong giai đoạn sớm, bảo tồn một thùy tuyến giáp còn lại, mang lại chất lượng tốt hơn cho người bệnh. Với những bệnh nhân có khối u lớn hơn, di căn hạch cổ, sau đó có thể xem xét điều trị phóng xạ I 131. Sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân phải bù hormone tuyến giáp suốt đời.

6.2. Liệu pháp Iot phóng xạ (131I)

Liệu pháp iot phóng xạ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát ung thư tuyến giáp. Phương pháp này phối hợp với phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

6.3. Thuốc ức chế Tyrosine kinase

Thuốc ức chế Tyrosine Kinase nhắm vào những con đường tín hiệu tyrosine kinase, bao gồm gen RET, RAF hoặc RAS protein kinase để giúp kiểm soát tiến triển của bệnh. Một số thuốc được sử dụng là: Sorafenib, Lenvatinib,..