Khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
1. Định nghĩa
– Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus erythematosus – SLE) là một bệnh tự miễn hệ thống, với các biểu hiện lâm sàng từ tổn thương da nhẹ và đa cơ quan như thận, cơ xương khớp, hô hấp, tim mạch, đến tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương.
– Tổn thương thận trong SLE là một trong những biểu hiện cơ quan nghiêm trọng phổ biến nhất của SLE, ảnh hưởng tới hơn 50% bệnh nhân, thường xảy ra trong vòng 5 năm đầu tiên sau khi chẩn đoán SLE. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh thận lupus khá đa dạng có thể gặp như viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận và là một yếu tố tiên lượng nặng, tử vong của người bệnh. Do đó, việc phát hiện và chẩn đoán sớm các dấu hiệu viêm thận lupus là rất quan trọng trong việc giảm thiểu biến chứng và nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
– Bệnh thận lupus có thể được chẩn đoán ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống đã được chẩn đoán trước đó hoặc là tổn thương cơ quan đích đầu tiên được phát hiện ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.
– Bệnh thận lupus là tình trạng viêm cầu thận đặc trưng bởi sự tích lũy các phức hợp miễn dịch ở cầu thận và đáp ứng viêm thường xuyên ở mọi thành phần của thận. Quá trình viêm nhiều lần dẫn đến tổn thương mãn tính của nhu mô thận và mất chức năng thận.
2. Dịch tễ
Tỷ lệ mắc SLE toàn cầu xấp xỉ 47,3/100.000 người, tương đương với 3,41 triệu người. Ở cấp độ khu vực, tỉ lệ mắc SLE thay đổi trong dân số nói chung từ 15,9/100.000 người ở Nam Á đến 100,85/100.000 người ở châu Mỹ – Latinh. Ở Hoa Kỳ, tỉ lệ mắc bệnh chung là 72,8/100.000 người-năm. Tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 9 lần ở nữ giới so với nam giới. Tại Canada, dữ liệu cho thấy tỉ lệ mắc SLE chung cho tất cả các nhóm tuổi là 4,43/100.000 người-năm.
Phụ nữ có nhiều khả năng mắc hơn nam giới. Tỉ lệ mắc SLE toàn cầu và dân số phụ nữ bị ảnh hưởng bởi bệnh ước tính lần lượt là 78,73/100.000 người và 3,04 triệu người, trong khi đó con số này chỉ là 0,36 triệu người đối với nam giới. Tại Việt Nam chưa có con số chính xác về tỉ lệ mắc SLE.
Hầu hết các bệnh nhân Lupus không có biểu hiện lâm sàng về thận. chỉ có 25% bệnh nhân Lupus có biểu hiện thận lúc mới phát hiện Lupus. 5% bệnh nhân có tổn thương thận vài năm trước khi phát hiện Lupus, các trường hợp này hầu hết là nam giới, trên 40 tuổi.
Hầu hết những trường hợp bệnh thận Lupus được phát hiện trong vòng 3 năm đầu tiên sau khi chẩn đoán xác định Lupus.
Ngày nay, việc áp dụng điều trị tốt đã giúp cho 46-95% bệnh nhân Lupus không bị suy thận sau 5 năm. Một nghiên cứu ở Mỹ và một ở Pháp cho thấy người gốc bản xứ và người nhập cư đều có nguy cơ bị bệnh thận Lupus như nhau. Tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới mắc bệnh ở các nước được ghi nhận tương đối khác nhau. Người da trắng bị Lupus ít hơn các chủng tộc khác. Tỷ lệ mắc bệnh Lupus ở Châu Âu và Úc cao hơn ở Mỹ, tỷ lệ cao nhất trên thế giới được ghi nhận ở các nước Thuỵ Điển, Ai len và Tây Ban Nha.
3. Lâm sàng
Mặc dù viêm thận lupus là một vấn đề nghiêm trọng nhưng các triệu chứng bệnh thường không đặc trưng như phù chân, mắt cá chân và bàn chân; hoặc ít gặp hơn như phù mặt, phù tay. Những người bệnh khác nhau có thể có những triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm:
Ngoài ra, vì các triệu chứng bệnh không xuất hiện thường xuyên, có xu hướng ngắt quãng nên tổn thương thận được phát hiện chủ yếu thông qua kết quả xét nghiệm nước tiểu.
Triệu chứng của viêm thận lupus có thể tiến triển lâm sàng rầm rộ nhưng có thể âm thầm và chỉ có biểu hiện trên cận lâm sàng.
4. Dinh dưỡng chăm sóc
– Ăn một lượng protein vừa phải
Tổn thương viêm thận lupus khiến protein liên tục mất qua nước tiểu vì vậy bạn cần phải cơ thể phải được cung cấp protein một cách hợp lý. Theo các nghiên cứu, lượng protein khoảng 0.6g/kg/ngày có lợi để cải thiện chức năng thận cho bệnh nhân lupus. Các nguồn chính là protein từ các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt và đậu (đỗ). Ví dụ một người bệnh lupus nặng 50kg thì có thể ăn 30g protein/ngày, tức là khoảng 100g thịt bò hoặc 110g thịt lợn nạc mỗi ngày.
– Hạn chế muối và natri
Ăn nhiều natri không những không có tác dụng gì mà còn làm trầm trọng tình trạng tổn thương thận của bệnh nhân lupus. Người bệnh lupus, đặc biệt là các bệnh nhân viêm thận và hội chứng thận hư nên giảm muối và gia vị trong bữa ăn. Lượng muối nên ít hơn 3g/ngày.
– Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh: Bạn không thể kiểm soát được lượng muối, lượng dầu mỡ, các gia vị…trong các loại thức ăn này.
– Chia nhỏ bữa ăn
– Chia nhỏ các bữa ăn là sẽ khiến bạn không bị đói và luôn trong trạng thái tràn đầy năng lượng để hoàn thành các công việc trong ngày.
– Hạn chế calo: Giảm lượng calo tiêu thụ giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và hội chứng kháng phospholipid. Lượng calo khuyến cáo: 1000 – 1200 kcal/ngày với nữ và 1200 – 1400 kcal/ngày với nam, đặc biệt đối với bệnh nhân béo phì hoặc có xu hướng béo phì, cũng như bệnh nhân lupus đang điều trị corticoid liều cao hoặc kéo dài.
– Bổ sung omega 3
Acid béo omega-3 PUFA có vai trò quan trọng trong điều chỉnh mỡ máu, bao gồm cholesterol, LDL và triglyceride. Các nguồn thức ăn chính cung cấp omega-3 PUFA là dầu cá, dầu từ động vật thân mềm, dầu oliu, dầu hạt cải, dầu đậu nành, các loại cá (cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ).
– Bổ sung các loại vitamin A, D, E, C và nhóm B có trong thức ăn hoặc thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ
Bệnh thận Lupus hiện vẫn là yếu tố chính gây tử vong cho bệnh nhân Lupus ban đỏ. Đánh giá và điều trị bệnh thận Lupus đã có những bước tiến bộ lớn trong vòng 5 năm qua. Phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới đã được cập nhật bởi Hội thận học Hoa kỳ 2003 và cho phép mô tả chính xác hơn hình ảnh tổn thương tế bào học của thận. Trong tương lai gần, việc quan trọng là xác định các phác đồ điều trị dựa trên các thuốc đã có và các thuốc mới để có thể đưa ra một phác đồ hiệu quả, nhanh chóng làm lui bệnh và ít độc tính. Các bệnh nhân Lupus ban đỏ cần phải được đánh giá tổn thương thận sớm bằng định lượng protein niệu thường xuyên.
Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ Số điện thoại khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng 0889.772.939
🏥BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
🏆Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới
🛣️Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An
🌎Website: www.bvnghean.vn
🌍Facebook: bvhndknghean
☎️☎️TỔNG ĐÀI CSKH + ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900.8082 – 0886.234.222, Thời gian đặt lịch khám từ Thứ 2 đến Thứ 6
Sức khỏe bệnh nhân bị đột quỵ được CSGT Nghệ An cấp cứu kịp thời hiện đã ổn định
Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức họp hội đồng người bệnh cấp bệnh viện
Chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025)
Copyright © 2025 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN