Ths.BSNT. Trịnh Lê Khánh Linh
Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
– Viêm điểm bám gân lồi cầu trong là sự viêm của khối cơ gấp, cơ sấp cẳng tay có nguyên ủy từ lồi cầu trong của khuỷu tay.
– Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do việc thường xuyên vận động quá mức các cơ gấp chung của cẳng tay gây ra. Đây thường là hệ quả của các môn thể thao làm căng cơ chi trên (như chơi golf và tập luyện thể hình chi trên) hoặc làm việc có liên quan đến việc dùng chi trên trong nhiều giờ. Ít phổ biến hơn, viêm lồi cầu trong xương cánh tay có thể xuất hiện sau tổn thương do chấn thương ở cơ gấp chung như chấn thương thể thao hoặc ngã.
Triệu chứng chính của viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay là đau âm ỉ và đau ở mặt trong khuỷu tay. Các triệu chứng khác bao gồm:
+ Lực yếu hơn bình thường khi cầm nắm đồ vật hoặc siết chặt tay thành nắm đấm.
+ Cơn đau lan xuống cánh tay, có thể trầm trọng hơn khi gập cổ tay, vặn cẳng tay hướng xuống dưới hoặc cầm nắm đồ vật.
+ Đau nặng hơn khi nâng vật nặng bằng lòng bàn tay hướng lên trên.
Chẩn đoán bệnh dựa vào khám lâm sàng và cận lâm sàng
Test kích thích (+): Để bệnh nhân ngồi trên một chiếc ghế với cẳng tay tư thế nghỉ đặt trên bàn và bàn tay ngửa. Bệnh nhân cố gắng nâng bàn tay bằng cách uốn cổ tay trong khi người thăm khám giữ nó xuống. Đau xung quanh lồi cầu trong và nguyên ủy của khối cơ gấp giúp chẩn đoán xác định
Xét nghiệm máu về chỉ số viêm và Xquang khớp khuỷu tay bình thường, trên hình ảnh siêu âm gân cơ bằng đầu dò tần số cao (7.5 – 20MHz) sẽ phát hiện những tổn thương như:
+ Kích thước gân to hơn;
+ Giảm đậm độ siêu âm;
+ Đứt gân từng phần hoặc hoàn toàn;
+ Lắng đọng calci trong gân;
+ Bề mặt xương tại vị trí bám của gân không đều.
+ Hình ảnh tăng sinh mạch máu trên siêu âm Doppler năng lượng.
– Tránh thực hiện những động tác có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
– Chủ yếu là điều trị bảo tồn.
– Nếu thất bại có thể cân nhắc phẫu thuật.
4.2. Các phương pháp điều trị
– Vật lý trị liệu:
Để làm giảm sự căng cơ ở nơi bám vào lồi cầu, bác sĩ vật lý trị liệu thường thực hiện các biện pháp như: Xoa bóp; Điện phân; Sóng ngắn; Laser lạnh; Tập các bài tập làm căng cơ để tăng sức chịu đựng và cải thiện gân. Ngoài ra, có thể băng thun y tế (dưới khuỷu tay 2.5 – 5cm) để hỗ trợ cẳng tay khi lao động.
Một số bài tập vận động để giảm viêm mỏm lồi cầu trong:
v Giạng và duỗi ngón tay, có kháng cự và có bột bả
1. Làm phẳng bột bả trên bàn. 2. Gập (cuộn tròn) các ngón tay lại và để trên bột bả. 3. Duỗi và giạng (xòe) các ngón tay. 4. Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần lặp lại, 1 lần tập mỗi ngày. |
|
|||
v Dùng bàn tay và ngón tay kẹp khăn, có kháng cự
1. Dùng hai tay nắm và bóp nhẹ cuộn khăn. 2. Vặn vẹo khăn theo các hướng khác nhau. 3. Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần lặp lại, 1 lần tập mỗi ngày. |
||||
v Duỗi cổ tay có tạ, có kháng cự
1. Đặt cẳng tay trên bàn, lòng bàn tay hướng xuống, cách khỏi mép bàn. 2. Di chuyển cổ tay lên thành động tác duỗi. 3. Từ từ gập cổ tay xuống vị trí bắt đầu. 4. Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần lặp lại, 1 lần tập mỗi ngày. |
||||
v Gấp cổ tay, có tạ, có kháng cự
1. Đặt cẳng tay trên bàn, lòng bàn tay hướng lên, cách khỏi mép bàn. 2. Cong cổ tay lên thành tư thế gập. 3. Từ từ hạ thấp và duỗi cổ tay về tư thế bắt đầu. 4. Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần lặp lại, 1 lần tập mỗi ngày. |
|
|||
v Căng cơ gấp cổ tay
1. Bàn tay bị thương tổn ở tư thế lòng bàn tay hướng lên. 2. Dùng bàn tay kia nắm lấy các ngón tay trên bàn tay bị thương tổn. 3. Giữ khuỷu tay thẳng ở cánh tay bị thương tổn. 4. Nhẹ nhàng kéo bàn tay và các ngón tay sang tư thế duỗi. 5. Giữ bài tập trong 30 giây. 6. Thực hiện 1 bộ 4 lần lặp lại, 3 lần một ngày. |
||||
v Căng cơ duỗi cổ tay
1. Bắt đầu với tư thế thẳng khuỷu tay. 2. Dùng bàn tay không bị thương tổn nắm lấy bên có ngón cái của bàn tay và gập cổ tay xuống thành tư thế gập cổ tay. 3. Để tăng độ căng, gập cổ tay về phía ngón tay út và kéo, uốn các ngón tay thành tư thế gập hơn. 4. Giữ tư thế đó mỗi lần tập trong 30 giây. 5. Thực hiện 1 bộ 4 lần lặp lại, 3 lần một ngày. |
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Có 2 dạng đường dùng là gel bôi tại chỗ (diclofenac và profenid) hoặc uống (diclofenac, piroxicam, meloxicam, celecoxib, etoricoxib, …), bác sĩ sẽ dựa vào từng bệnh nhân và các bệnh mạn tính phối hợp để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
+ Thuốc giảm đau
Có thể phối hợp thêm thuốc giảm đau theo bậc (Paracetamol; Paracetamol kết hợp Tramadol hoặc Codein) nếu bệnh nhân đau nhiều.
+ Tiêm Corticosteroid tại chỗ
Áp dụng trong trường hợp đau nặng, dai dẳng, hoặc không đáp ứng với các loại thuốc kể trên. Có thể tiêm tại chỗ Methylprednisolone acetat (Depo-medrol) hoặc bethamethasone (Diprospan) 1/2ml. Lưu ý chỉ nên tiêm 1 lần và nếu tiêm nhắc lại thì phải cách ít nhất 3 tháng. Phương pháp này tuy có hiệu quả tốt nhưng việc tiêm nhiều lần có nguy cơ gây tổn thương chỗ bám của gân và dẫn đến biến chứng như teo da tại chỗ tiêm, nhiễm trùng, bạch biến… Do đó, bác sĩ luôn dặn bệnh nhân không nên tự ý đi tiêm vào vị trí gân đau. Việc tiêm điểm bám gân nên được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ cơ xương khớp, tại cơ sở có phòng thủ thuật đảm bảo và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có chứng chỉ tiêm khớp.
+ Phẫu thuật
Một số kỹ thuật ngoại khoa được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa thất bại (sau ít nhất 12 tháng), thường là loại bỏ mô sẹo và khâu lại vị trí điểm bám.
+ Một số phương pháp mới: như tiêm Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân; Hyaluronic acid; Botulium to-xin A; Băng glyceryl trinitrate… Tuy nhiên các phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi vì vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu. Nhìn chung, viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay là một bệnh lành tính và có thể tự hồi phục sau thời gian từ nhiều tuần cho đến hàng tháng hoặc vài năm. Tình trạng viêm gân cầu lồi mạn tính cũng dễ tái phát, lâu dài dẫn đến thoái hóa, xơ hóa gân duỗi ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt. Do đó khi có các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để chẩn đoán và điều trị.
Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ
🏥BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
🏆Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới
🛣️Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An
🌎Website: www.bvnghean.vn
🌍Facebook: bvhndknghean
☎️☎️TỔNG ĐÀI CSKH + ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900.8082 – 0886.234.222, Thời gian đặt lịch khám từ Thứ 2 đến Thứ 6
Đoàn công tác Sở Y tế tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh Hua Păn – Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến thăm và chúc tết Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM MỚI LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN LỢI KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 02/2025/NĐ-CP VÀ THÔNG TƯ 01/2015/TT-BYT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Cập nhật tình hình dịch bệnh liên quan đến phổi tại Trung Quốc và Khuyến cáo từ Bộ Y tế
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phát động ủng hộ Tết Vì người nghèo năm 2025
Copyright © 2025 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN