Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Viêm phổi liên quan đến thở máy

Viêm phổi liên quan đến thở máy

1. Định nghĩa

Viêm phổi liên quan đến thở máy (VAP), được định nghĩa là nhiễm trùng nhu mô phổi xảy ra sau 48 giờ kể từ khi người bệnh được thở máy (qua ống nội khí quản, hoặc canuyn mở khí quản), người bệnh không trong thời kỳ ủ bệnh tại thời điểm bắt đầu được thở máy, là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện rất thường gặp trong khoa Hồi sức tích cực Ngoại khoa.

Tỉ lệ tử vong khoảng 20 – 50% theo nhiều nghiên cứu. VAP làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian thở máy, thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị.

2. Triệu chứng

– Sốt:Sốt thành cơn hoặc sốt liên tục cả ngày, kèm theo có rét run hoặc không. Nhiệt độ cơ thể trên 380C có thể tăng rất cao 400C-410

– Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc: Môi khô, lưỡi bẩn, da xanh tái.

– Rối loạn ý thức khi có suy hô hấp nặng: Vật vã, kích thích, thở chống máy.

Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như: Nhịp tim nhanh do sốt, thiếu oxy máu, huyết áp có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào giai đoạn viêm phổi.

3. Nguyên nhân

Kiến thức về thở máy còn hạn chế, phương tiện, dụng cụ thay thế còn thiếu thốn không đồng bộ, việc sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định, các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn chưa tốt… là nguyên nhân gây tăng tỉ lệ viêm phổi bệnh viện, VAP và ngày càng xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, đa kháng kháng sinh, thậm chí có sự thay đổi chủng vi khuẩn ngay trong khi dùng trị liệu kháng sinh.

4. Các yếu tố nguy cơ

– Tuổi.

– Tình trạng dinh dưỡng.

– Bệnh lý cơ bản quá nặng.

– Bệnh phổi mạn tính.

– Chấn thương đầu nặng.

– Phẫu thuật ngực hoặc bụng trên.

– Dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.

5. Biện pháp

Để thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa VAP cũng như làm thế nào để hạn chế được sự gia tăng xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc, vi khuẩn đa kháng kháng sinh, Khoa Hồi sức tích cực Ngoại khoa đã quán triệt, hướng dẫn thực hiện các biện pháp như:

– Rửa tay vô khuẩn.

– Hút đờm không chạm, hút đờm liên tục trên bóng chèn.

– Sử dụng dụng cụ đồng bộ, thay dây hút ,bình hút đờm được tiệt khuẩn.

– Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm hợp lý, phác đồ chỉ dẫn của bệnh viện và theo kết quả kháng sinh đồ….

Khoa Hồi sức tích cực Ngoại khoa thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, cùng trao đổi, học hỏi nâng cao kiến thức chăm sóc và điều trị bệnh nhân, đặc biệt công tác phòng nhiễm khuẩn  bệnh viện.