Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Viêm phổi ở người cao tuổi

Viêm phổi ở người cao tuổi

Viêm phổi ở người già là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi (bao gồm phế nang, túi và ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ, tiểu phế quản) xảy ra ở đối tượng trên 70 tuổi. Bệnh lý này bắt nguồn từ sự tấn công vào đường hô hấp của các tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm, khí độc, dị vật, hóa chất….

Bệnh gây ra tình trạng tích mủ hoặc dịch nhầy ở các phế nang, làm thúc đẩy sự tiết dịch ở đường hô hấp trên, thậm chí có thể gây viêm toàn bộ mô phổi. Bệnh viêm phổi ở người già có thể xảy ra ở một hoặc vài vùng (như viêm phổi thùy hoặc viêm phổi đa thùy).

      1. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng viêm phổi ở người già thường không quá nghiêm trọng, nên việc nhận biết dấu hiệu bệnh có thể gặp nhiều khó khăn và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp thông thường.

Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm phổi ở người già:

  • Ho kèm theo khan cổ họng, đờm (màu vàng hoặc xanh).
  • Tức ngực, khó thở (nghiêm trọng hơn mỗi khi ho).
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Sốt, mệt mỏi.
  • Đổ mồ hôi, run rẩy.

Mặc dù không phổ biến, thế nhưng trong một số trường hợp người cao tuổi bị viêm phổi có thể gặp thêm các triệu chứng như:

  • Ho ra máu.
  • Đau đầu.
  • Buồn nôn, nôn ói.
  • Thở khò khè.
  • Đau nhức cơ và khớp trong cơ thể.
    2. Dịch tễ học

–  Viêm phổi  là bệnh lý thường gặp. Tử vong do viêm phổi ở bệnh nhân nhập viện cao gấp 1,5 lần so với các nguyên nhân khác. Khoảng 60% viêm phổi ở người trên 65 tuổi được điều trị tại cộng đồng. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của viêm phổi cao nhất vào những tháng mùa đông.

–  Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm phổi gồm vi khuẩn, virus, nấm hoặc hóa chất. Trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn và virus trong không khí. Nguyên nhân được phân như sau

  • Do vi khuẩn: Nguyên nhân phổ biến nhất là vi khuẩn là Streptococcus Pneumoniae. Loại này có thể tự xảy ra hoặc sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm. Nó có thể ảnh hưởng đến một thùy của phổi.
  • Do virus: Một nguyên nhân gây bệnh phổ biến, trong đó phải kể đến cả virus gây bệnh COVID – 19. Một số virus gây cảm lạnh và cúm có thể là tác nhân. Virus gây viêm ở phổi thường nhẹ, nhưng một số trường hợp gây bệnh rất nặng.
  • Do nấm: Phổ biến ở người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc ở người hít phải liều lượng lớn các sinh vật.
  • Do hóa chất: Nhắc đến nguyên nhân gây ra căn bệnh này phải kể đến do các hóa chất. Mặc dù nguyên nhân bị nấm phổi do hóa chất rất hiếm nhưng vẫn tồn tại. Khi làm việc trong môi trường hóa chất lâu, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm, cơ thể sẽ bị nhiễm bệnh.
  1. Chế độ dinh dưỡng

Người bệnh viêm phổi thường có những triệu chứng như sốt, ho, khó thở làm hao hụt những năng lượng có trong cơ thể. Trong quá trình bệnh, người bệnh thường có cảm giác chán ăn vì vậy cơ thể cũng sẽ thiếu hụt một số chất dinh dưỡng cần thiết để có thể giúp cơ thể phục hồi. Bệnh viêm phổi sẽ có những biến chứng xảy ra do thiếu hụt dinh dưỡng, các triệu chứng của bệnh này khiến cho bệnh nhân mệt mỏi dẫn đến việc chán ăn, sụt cân, thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 

Vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc điều trị thì việc bổ sung các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh viêm phổi vì có thể giúp ngăn ngừa biến chứng và tăng hiệu quả của việc điều trị. Các bệnh nhân viêm phổi cần bổ sung các thực phẩm giàu các chất protein, thực phẩm chứa vitamin A, khoáng chất và đặc biết là cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể.

  1. Chế độ sinh hoạt
  • Tuân thủ đầy đủ y lệnh về việc sử dụng thuốc.
  • Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân, bao gồm lấy máu xét nghiệm, hút đàm khi cần, thở oxy, thở máy theo đúng chỉ định y bác sĩ.
  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc, cân nặng hàng ngày, nhận biết các dấu hiệu bất thường và báo cáo ngay cho bác sĩ.

Vệ sinh và nghỉ ngơi:

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng và mũi sau khi khạc đàm.
  • Bảo đảm vệ sinh toàn bộ cơ thể, tránh các vùng đè cấn.
  • Tăng cường vệ sinh phòng để ngăn chặn lây nhiễm, bao gồm việc tăng thông khí, xử lý rác thải đúng cách và hạn chế tiếp xúc với người khác.
  1. Lưu ý khi theo dõi, chăm sóc
  • Cho người bệnh ngồi ở tư thế 90 độ trong khi ăn, tựa đầu giường nếu không tự ngồi được.
  • Thức ăn không quá nóng, không quá lạnh.
  • Tránh làm người bệnh xao nhãng khi ăn: nói chuyện, cười đùa, xem tivi…
  • Khuyến khích ăn những miếng nhỏ.
  • Nên uống trực tiếp bằng miệng, hoặc bằng muỗng tránh dùng ống hút để uống nước.
  • Nếu người bệnh khó nuốt, dễ sặc nên ăn dung dịch sệt, hoặc dùng thực phẩm mềm tán nhuyễn tránh ăn lỏng quá mức, hoặc thức ăn quá cứng.
  1. Phòng ngừa bệnh viêm phổi

Một số phương pháp giúp phòng ngừa bệnh như:

  • Tiêm phòng: phế cầu, sởi, cúm, ho gà là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa viêm phổi.
  • Rửa tay: duy trì vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên, đặc biệt khi chăm sóc người bệnh, sau khi xì mũi.
  • Giảm ô nhiễm không khí môi trường xung quanh.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc hoặc bỏ thuốc lá: hút thuốc lá làm hỏng khả năng tự phòng vệ tự nhiễm của phổi chống lại nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: ăn một chế độ ăn lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thường xuyên.

Khoa Nội A – Lão khoa, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An 

🏥BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
🏆Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới
🛣️Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An
🌎Website: www.bvnghean.vn
🌍Facebook: bvhndknghean
☎️☎️TỔNG ĐÀI CSKH + ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900.8082 – 0886.234.222, Thời gian đặt lịch khám từ Thứ 2 đến Thứ 6