1.TỔNG QUAN VỀ BỆNH NẤM
1.1. Đặc điểm chung về bệnh Nấm
– Nước ta ở vùng nhiệt đới (nóng-ẩm) thích hợp cho các bệnh nấm da phát triển; Thường gặp nhất: Nấm hắc lào, nấm lang ben, nấm kẽ.
– Nấm là một loại sinh vật hạ đẳng không có chất diệp lục nên không tổng hợp được chất hữu cơ mà phải sống bằng cách ký sinh vào vật chủ: thực vật, động vật (chó, mèo, trâu bò…) và người.
1.2. Nguồn nhiễm
– Từ môi trường (đất, cây cối, không khí…)
– Từ động vật (chó, mèo, ngựa…)
– Từ người bệnh sang người lành
1.3. Điều kiện thuận lợi để nhiễm nấm da
– Nấm dễ phát triển ở pH 6,9-7,2 hơi kiềm, ở các vùng da kín, nếp gấp lớn kẽ hay ra mồ hôi, ẩm ướt …
– Vệ sinh cá nhân kém, mặc quần áo chật, lạm dụng xà phòng… mồ hôi ra nhiều.
– Nhiệt độ nóng ẩm 25ºC -30ºC
– Đề kháng cơ thể giảm, rối loạn nội tiết, dùng thuốc ức chế miễn dịch, dùng kháng sinh dài ngày.
2.QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM
2.1. Đối tượng xét nghiệm
Tất cả những bệnh nhân nghi ngờ có các tổn thương do nấm gây nên được tiến hành xét nghiệm trực tiếp soi dưới kính hiển vi để xác định căn nguyên.
2.2. Chuẩn bị bệnh nhân
– Đối chiếu phiếu chỉ đinh, tên bệnh nhân, vị trí lấy mẫu được Bác sĩ ghi trên phiếu chỉ định
– Lấy bệnh phẩm theo các vị trí tổn thương
2.3. Quy trình lấy bệnh phẩm
Lấy bệnh phẩm lên lam kính cụ thể với từng loại bệnh phẩm như sau:
2.3.1. Bệnh phẩm vảy da
– Chọn tổn thương điển hình.
– Lấy bệnh phẩm vùng rìa thương tổn, dùng dao cùn lấy vảy da từ trong thương tổn ra ngoài, lấy vảy cám ko lấy vảy tiết, vảy đã bong tróc bên ngoài (cạo trực tiếp không cho nước muối sinh lý).
– Dùng băng dính trên bề mặt tổn thương (đối với thương tổn khô và không có vảy. Đặc biệt là trẻ em.
2.3.2. Bệnh phẩm móng
– Cắt hoặc cạo móng (phần mùn dưới móng, nền móng).
– Với viêm quanh móng: cạo sâu ở rãnh quanh móng.
2.3.3. Bệnh phẩm tóc
– Cạo vảy trên da đầu cạo trực tiếp đồng thời dùng nhíp nhổ các chân tóc gãy.
2.3.4. Bệnh phẩm ở lưỡi và niêm mạc
– Dùng dao cùn cạo giả mạc ở lưỡi và niêm mạc.
2.4. Quy trình xét nghiệm
– Bước 1: Dùng la men dồn bệnh phẩm vào giữa lam kính
– Bước 2: Nhỏ 1-2 giọt KOH 20% vừa đủ để lam ngấm đều bệnh phẩm (không nhỏ trực tiếp lên bệnh phẩm nhằm tránh bệnh phẩm bị bắn ra xung quanh).
– Bước 3: Đậy là men.
– Bước 4: Để tủ ấm hoặc hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.
– Bước 5: Sau 1h – 2h đọc kết quả
2.5. Nhận định kết quả
– Soi bệnh phẩm trên vật kính 10X, 40X:
* Nấm xám : thường gặp ở lòng bàn tay, sợi nấm có vách ngăn, ngắn chia nhanh, bắt màu tối.
* Nấm da :thấy sợi nấm trong suốt, có vách ngăn, có thể thấy bào tử đốt.
* Nấm lang ben: thấy sợi nấm thô, ngắn giống sợi miến vụn và đám tế bào tròn dạng hình túi trứng cóc Nấm tóc:
* Thấy sợi và bào tử nấm trong lòng sợi tóc (Endothrix): Phát nội
* Thấy sợi bào tử nấm nằm quanh sợi tóc (Ectothrix): Phát ngoại
+ Âm tính: Không thấy nấm.
Lưu ý:
– Bệnh phẩm trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân phải ngừng thuốc điều trị kháng nấm ít nhất 1 – 2 tuần.
– Nếu không ngừng thuốc thì nấm tạm thời “biến mất”, “thể lặn” làm cho kỹ thuật viên tìm không ra.
– Các thuốc mỡ tồn tại trên da khiến trong vi trường có nhiều hạt mỡ khó xem, làm cản trở tầm nhìn của người quan sát.
– Các thuốc màu làm cho da bị nhuộm màu xanh hay tím, đỏ, làm che khuất cấu trúc của vi nấm.
3.Nguyên tắc điều trị
– Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tránh lây lan.
– Điều trị đúng phác đồ, đủ liệu trình, đủ liều và liên tục.
– Áp dụng các biện pháp khử mầm bệnh trong áo quần và đồ dùng vào cuối đợt điều trị; điều trị đồng loạt nếu trong tập thể sống chung có lan tràn bệnh.
4.Phòng ngừa
– Các biện pháp phòng ngừa nhằm giúp thời gian lành bệnh kéo dài, tránh tái phát và tái nhiễm:
– Áp dụng các biện pháp khử mầm bệnh trong áo quần và đồ dùng cá nhân (áo quần, giày vớ, khăn lau mặt và khăn tắm, chậu giặt…) bằng biện pháp nhiệt, bằng bột hay dung dịch kháng nấm.
– Không dùng chung chậu giặt, áo quần, khăn lau…
– Điều trị nguồn lây từ người bệnh và cả súc vật (thỏ, mèo…)
– Chống ẩm ướt, mặc đồ thoáng, không mang giày bít kín, giữ khô da các vùng nếp kẽ.
—————————————————————————-
LIÊN HỆ THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM
Khoa Vi sinh – Trung tâm Xét nghiệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
📩 Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, Nghi Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An
Số điện thoại: 0961.920.394
Thông báo ngừng hoạt động khám bệnh tại Khoa Khám bệnh, Thứ 7, Ngày 07/9/2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đón tiếp đoàn Bệnh viện đa khoa Yên Bái đến thăm và làm việc
Thông báo về lịch nghỉ ngày Lễ Quốc Khánh 2/9 năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức Giải Thể thao chào mừng 106 năm Ngày truyền thống Bệnh viện (18/9/1918 – 18/9/2024)
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN