Trọng tâm của Chiến dịch năm nay là “Máu an toàn để cứu sống các bà mẹ” (Safe blood for saving mothers). Chiến dịch này sẽ nâng cao nhận thức về lý do tại sao việc tiếp cận kịp thời máu và các sản phẩm máu an toàn lại cần thiết đối với tất cả các nước như một phần của cách tiếp cận toàn diện nhằm ngăn ngừa tử vong mẹ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến khích tất cả các nước và các đối tác quốc gia và quốc tế có các hoạt động về truyền máu và sức khỏe bà mẹ nhằm triển khai kế hoạch hành động đề cao sự cần thiết tiếp cận kịp thời máu và các sản phẩm máu an toàn để ngăn ngừa tử vong mẹ.
Các hoạt động có thể bao gồm các sự kiện kỷ niệm, các cuộc mít tinh, công bố/phổ biến các câu chuyện liên quan trên mạng lưới thông tin truyền thông, hội nghị khoa học, công bố các bài báo trên các tạp chí khoa học quốc gia, khu vực và quốc tế và các hoạt động khác để hỗ trợ, thúc đẩy chủ đề Ngày Hiến máu Thế giới năm nay.
Một số thông tin cơ bản
Hàng năm, vào ngày 14 tháng 6, các nước trên khắp thế giới kỷ niệm Ngày Hiến máu Thế giới. Sự kiện này nâng cao nhận thức về sự cần thiết để có máu và các sản phẩm máu an toàn và cảm ơn những người tình nguyện hiến máu không nhận tiền về những quà tặng hiến máu cứu sống người của họ. Mỗi ngày, có khoảng 800 phụ nữ chết do những biến chứng liên quan đến mang thai hoặc sinh con. Hầu hết những tử vong này xảy ra ở các nước đang phát triển. Hơn một nửa số đó xảy ra tại vùng cận sa mạc Sahara (châu Phi) và xấp xỉ một phần ba là tại Nam Á. Nguy cơ tử vong mẹ cao nhất đối với các em gái độ tuổi thanh thiếu niên dưới 15 tuổi.
Sự chảy máu dữ dội trong khi sinh nở và sau khi sinh là nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh tật và ốm yếu tàn tật lâu dài. Tuy nhiên, việc tiếp cận máu và các sản phẩm máu an toàn và hiệu quả và sử dụng truyền máu hợp lý và an toàn vẫn đang là những thách thức lớn đối với nhiều nước trên thế giới.
Các mục tiêu của chiến dịch toàn cầu năm nay
– Các bộ y tế, đặc biệt ở các quốc gia có tỷ lệ tử vong mẹ cao, các có những bước đi cụ thể hướng tới việc đảm bảo rằng các cơ sở y tế ở nước mình cải thiện được việc tiếp cận máu và các sản phẩm máu an toàn từ những người tình nguyện hiến máu cho các phụ nữ sinh con.
– Các tổ chức hiến tặng máu quốc gia ở các nước có tỷ lệ tử vong mẹ cao cần tập trung vào máu an toàn cho các bà mẹ trong các hoạt động của mình và các sản phẩm cho chiến dịch năm 2014.
– Các chương trình và quan hệ cộng tác phối hợp vì sức khỏe bà mẹ cùng gắn kết trong chiến dịch năm 2014.
WHO và các đối tác của WHO trên khắp thế giới nêu bật cách thức mà máu an toàn từ những người hiến tặng tình nguyện có thể cứu sống những người phụ nữ ở khắp mọi nơi.
Tổ chức sự kiện Ngày Hiến máu Thế giới năm 2014 tại Sri Lanka
Nước chủ nhà tổ chức sự kiện Ngày Hiến máu Thế giới toàn cầu năm 2014 là SriLanka. Thông qua các dịch vụ truyền máu quốc gia tại nước mình, SriLanka đã và đang thúc đẩy hoạt động hiến máu tình nguyện không nhận tiền nhằm nâng cao khả năng tiếp cận máu và các sản phẩm máu an toàn và hiệu quả. Sự kiện toàn cầu này sẽ được tổ chức vào ngày 14 tháng 6 năm 2014 tại Colombo, Thủ đô SriLanka./.
BSNT. Đặng Trúc Quỳnh (Theo WHO)
Truyền thông và ứng dụng chuyển đổi số Y tế tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục thực hiện thành công lấy, ghép tạng từ người cho chết não
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại Bệnh Viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phẫu thuật thành công cấy điện cực ốc tai cho hai bệnh nhân nhi
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN