BỆNH TRĨ: triệu chứng, NGUYÊN NHÂN, điều trị và CÁCH PHÒNG tránh !
Bệnh trĩ rất phổ biến và thường gặp sau tuổi 30, đặc biệt là ở những người làm việc văn phòng. Vì đây là bệnh của vùng nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân ngại đi khám cho đến khi bệnh nặng hoặc có biến chứng
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ (tên tiếng anh: hemorrhoids) là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch chân.
Bệnh trĩ rất phổ biến tại Việt Nam với tỷ lệ 30-50% theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam
Trĩ là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh thuộc về đại trực tràng ở nước ta với tỷ lệ 35-50% – theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam. Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Do vậy, hiểu đúng về bệnh trĩ giúp phòng ngừa, điều trị dứt điểm và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội hoặc dưới da xung quanh hậu môn gọi là trĩ ngoại. (1)
Dựa vào sự tiến triển của trĩ nội, bác sĩ có thể phân các cấp độ của bệnh trĩ nội như sau:
Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở những người từ 30-60 tuổi, trong số đó, tỷ lệ phụ nữ mắc trĩ nhiều hơn nam giới (chiếm 61%).
Nguyên nhân bị bệnh trĩ có thể xuất phát từ các yếu tố, nguy cơ như:
Dấu hiệu bệnh trĩ
Người bị bệnh trĩ có thể biểu hiện các triệu chứng như sau:
Biến chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể diễn ra vào một giai đoạn hoặc kéo dài suốt cuộc đời. Có những người từng bị trĩ mà không hề biết mình mắc bệnh. Hầu hết người bệnh chỉ tới thăm khám khi búi trĩ đã phát triển lớn, gây cọ xát, chảy máu, đau đớn. Song việc điều trị trĩ ở giai đoạn 4 sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều do trĩ lâu ngày đã phát sinh nhiều biến chứng.
Các biến chứng phổ biến nhất của trĩ có thể kể đến:
Khi nào người bệnh trĩ cần đến bệnh viện?
“Hậu môn là “cửa ngõ” cuối cùng của hệ tiêu hóa. Toàn bộ cặn bã từ thức ăn sẽ được cơ thể đào thải qua hậu môn. Nếu “cánh cửa” cuối cùng này bị “chật hẹp”, “hư hỏng” sẽ ảnh hưởng đến quá trình thải phân, gây áp lực lên trực tràng và có thể gây nhiều hệ lụy xấu cho đường tiêu hóa.
Người dân nên đến bệnh viện thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh trĩ để được tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn uống, điều trị theo toa thuốc tại nhà trong trường hợp trĩ nhẹ. Đối với tình trạng trĩ nặng, người bệnh cần phẫu thuật hoặc làm các thủ thuật loại bỏ búi trĩ, đồng thời điều trị bằng thuốc kê đơn tại bệnh viện.
Trong trường hợp biến chứng nặng như gây chảy máu thành tia, hậu môn có biểu hiện hoại tử, hậu môn kích thích đau, rát, khó sinh hoạt, người bệnh phải đến ngay bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không được tiếp tục tự điều trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các phương pháp trị bệnh trĩ
Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định hoặc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ theo đề xuất của bác sĩ như sau:
Phẫu thuật cắt bỏ trĩ là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay
Hướng dẫn cách phòng bệnh trĩ
“Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ở Việt Nam hiện nay ngày càng tăng, nguyên nhân phần lớn đến từ chế độ ăn uống và thói quen ngồi nhiều, ít vận động. Để phòng bệnh trĩ, người dân nên quan tâm đến việc ăn uống khoa học với chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày; hạn chế ăn cay, nóng, uống rượu, cà phê; hạn chế việc ngồi quá lâu, thay vào đó nên đứng dậy đi lại 30 phút một lần nếu bạn làm việc văn phòng; duy trì thói quen vận động, luyện tập thể thao; không mặc quần quá chật; đừng để táo bón kéo dài, nhất là phụ nữ mang thai”
Tìm hiểu bệnh trĩ nên ăn và kiêng ăn gì? Ngoài thực hiện các biện pháp điều trị bệnh trĩ cần kết hợp với chế độ ăn uống và cần kiêng một vài thứ để bệnh có thế được cải thiện hơn.
Xin trả lời, trĩ là bệnh lý về tiêu hóa vì vậy không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Bệnh trĩ có lây nhiễm không? Bệnh trĩ không do các chủng vi khuẩn, virus truyền nhiễm gây ra nên đây không phải là bệnh lây truyền.
Trĩ là bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ như biến chứng hoại tử búi trĩ, nếu không được can thiệp sớm có thể gây nhiễm trùng lan rộng vùng hậu môn và gây nhiễm trùng máu.
Bệnh trĩ không di truyền nhưng trong một gia đình có thể có xu hướng cùng bị mắc trĩ do thói quen ăn uống và sinh hoạt giống nhau.
Người mắc bệnh trĩ vẫn sinh hoạt tình dục bình thường, tuy nhiên bạn cần tránh quan hệ qua đường hậu môn hoặc hạn chế thực hiện các tư thế quan hệ gây áp lực lên hậu môn.
Hiện nay có rất nhiều phòng khám trĩ và bệnh viện mà người dân có thể tới thăm khám. Song, tốt nhất, bạn nên đến các phòng khám có bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng. Đặc biệt, nếu bệnh viện có trang thiết bị hiện đại càng tốt, vì những máy móc khoa học, tiên tiến sẽ hỗ trợ điều trị tốt hơn, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị và mau lành vết thương.
Tóm lại, bệnh trĩ là bệnh lý tiêu hóa lành tính song có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh kéo dài và không được điều trị đúng cách. Người dân nên chủ động phòng ngừa trĩ bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học; chủ động thăm khám để phát hiện sớm bệnh trĩ giúp cho quá trình điều trị dễ dàng và khả năng khỏi bệnh cao, tiết kiệm được chi phí điều trị bệnh trĩ và thời gian.
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM MỚI LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN LỢI KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 02/2025/NĐ-CP VÀ THÔNG TƯ 01/2015/TT-BYT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Cập nhật tình hình dịch bệnh liên quan đến phổi tại Trung Quốc và Khuyến cáo từ Bộ Y tế
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phát động ủng hộ Tết Vì người nghèo năm 2025
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
Copyright © 2025 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN