Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Bệnh Động kinh có nguy hiểm không?

Bệnh Động kinh có nguy hiểm không?

1. Động kinh là bệnh gì?

Động kinh là bệnh xảy ra khi hệ thống thần kinh bị rối loạn. Lúc này hoạt động của não bộ bất thường, dẫn đến các cơn co giật hoặc bất thường về hành vi, cảm giác, thậm chí có lúc người bệnh còn bị mất nhận thức.

Bệnh động kinh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Bệnh thường khởi phát từ nhỏ hoặc có thể bắt đầu ở những người trên 60 tuổi. Bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn mà sẽ theo người bệnh suốt đời. Tuy nhiên, nếu được chữa trị sớm thì những triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện dần.

2. Nguyên nhân gây động kinh

– Di truyền: Một số loại động kinh có thể di truyền cho thế hệ sau.

– Bệnh lý ở não bộ: Khối u trong não, đột quỵ có thể gây động kinh. Trong đó đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây động kinh ở người trên 35 tuổi.

– Chấn thương đầu: Khi bị chấn thương ở đầu người bệnh có thể bị động kinh sau đó.

– Chấn thương từ bào thai: Khi còn ở trong bụng mẹ, một số nhiễm trùng ở mẹ, sự thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy có thể khiến thai nhi bị động kinh.

– Nhiễm trùng: Một số nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não di virus, bệnh AIDS có thể gây động kinh.

Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân hiện tại còn chưa phát hiện được.

3. Dấu hiệu của bệnh động kinh

– Lú lẫn tạm thời.

– Mất ý thức hoặc nhận thức.

– Co giật không kiểm soát ở tay và chân.

– Nhìn chằm chằm vào khoảng không.

– Ngã quỵ xuống.

– Cảm thấy sợ hãi, lo lắng một cách thái quá.

4. Bệnh động kinh có nguy hiểm?

Bệnh động kinh nếu không được kiểm soát có thể khiến người bệnh gặp nguy hiểm khi lên cơn động kinh:

– Té ngã: Khi lên cơn động kinh, co giật, căng cứng cơ có thể khiến người bệnh té ngã, thậm chí té gây chấn thương ở đầu, gãy xương.

– Tai nạn giao thông: Nếu đang tham gia giao thông mà lên cơn động kinh kèm tình trạng suy giảm hoặc mất ý thức thì rất dễ gây tai nạn.

– Đuối nước: Khi đang bơi mà lên cơn động kinh thì khả năng bị đuối nước của người bệnh là rất cao.

– Gây nguy hiểm khi mang thai: Phụ nữ có thai lên cơn động kinh mà không được hỗ trợ từ người khác có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Hơn nữa một số thuốc chữa động kinh có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, một số người bị động kinh gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn tâm thần.

5. Phương pháp điều trị bệnh động kinh

Bệnh động kinh có thể được kiểm soát và người bệnh vẫn an toàn cho dù sống chung với căn bệnh này cả đời. Nếu điều trị đúng và đủ, bệnh nhân động kinh có thể trở lại cuộc sống thường nhật của mình, có thể làm việc, lập gia đình, sinh con và chăm sóc người thân của mình.

Khoa Thần Kinh Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An với nhiều bác sĩ chuyên khoa, được đào tạo bài bản và chuyên sâu, có kinh nghiệm điều trị bệnh lý động kinh và nhiều bệnh lý thần kinh khác. Đối với bệnh nhân khó và phức tạp sẽ được chỉ định nhập viện, làm đầy đủ các cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán, điều trị, theo dõi nội trú. Khi tình trạng bệnh nhân ổn định có thể được quản lý ngoại trú, cấp phát thuốc hàng tháng và được tái khám định kỳ đầy đủ. Có rất nhiều bệnh nhân động kinh đã được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thành công tại bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An.

👉👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ

🏥 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.

☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082

⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6

🖥Website: https://bvnghean.vn.