Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Điều trị bệnh dính lưỡi

Điều trị bệnh dính lưỡi

1.  Định nghĩa : Dính lưỡi (Ankyloglossia) được bắt nguồn từr tiếng Hy Lạp gồm “ankilos” có nghĩa là “”cong” và “glossa” có nghia là “lưỡi”. Từ đồng nghĩa với “Ankyloglossia” trong tiếng Anh là “synonym” có nghĩa là “dính lưỡi”.

 Nhiều tác giả còn gọi tật dinh luỡi là phanh lưỡi ngắn Wallace đưa ra khái niệm: “Dính lưỡi là một tình trạng mà đầu lưỡi không thể đưa ra ngoài răng cửa hàm dưới do phanh lưỡi ngắn”

2. Nguyên nhân : Bệnh căn của dính lưỡi vẫn chưa được xác định rõ

 3. Phân loại :Có nhiều cách phân loại theo Horton (1969), theo Kotlw (1999), theo Garcia Pola (2002), và theo Ruffoli (2005) vì thế có nhiều cách đo, cách tính dính lưỡi khác nhau, chia theo nhiều mức độ như dính lưỡi nhẹ, trung bình , nặng, dính lưỡi hoàn toàn…

 Đối với lưỡi có chức năng bình thường :

– Khi đưa ra trước tối đa thì đầu lưỡi phải vượt qua các răng cửa dưới

– Độ cao của lưỡi (Khoảng cách đo được khi há miệng tối đa trong khi lưỡi chạm vào mặt sau răng cửa giữa hàm trên) bình thường là > 3cm

Với trường hợp phanh lưỡi bị dính

– Hạn chế vận động lưỡi là một trong những triệu chứng rõ rằng nhất của tật dính lưỡi – Chức năng phát âm bị ảnh hưởng với những âm tiết như “T,L,CH,D….”

– Bệnh nhân khó đưa lưỡi lên trên hay chạm lưỡi vào vòm miệng hoặc lưỡi bị chia làm 2 thùy riêng biệt khi cố gắng nâng lưỡi lên 

– Khi thè lưỡi ra trước phần đưa ra ngoài lưỡi bị cong vòng , cuộn về phía dưới đôi khi nhìn như trái tim

– Khi thè lưỡi ra trước không thấy được đỉnh lưỡi

– Vị trí bám của phanh lưỡi đến đầu lưỡi < 5mm

– Với trường hợp nặng thì lưỡi không thể đưa ra ngoài miệng , hoặc nặng nhất khi sàn miệng hợp nhất thành 1 khối

4. Điều trị :

4.1. Bảo tồn 

– Nếu bệnh nhân được phát hiện tật dính lưỡi qua rối loạn phát âm và phương pháp luyện tập phát âm trị liệu có hiệu quả thì không cần can thiệp

4.2. Phẩu thuật 
– Cắt phanh lưỡi bằng chấm tê, hoặc gây tê tại chỗ nếu dính lưỡi nhẹ hoặc vừa và bệnh nhân hợp tác
– Cắt phanh lưỡi bằng gây mê.
– Tuổi nào can thiệp phẫu thuật tốt nhất : Khi trẻ khoảng tầm 9 tháng đến 12 tháng tuổi.

Nguồn copy Sách Răng trẻ em (Dành cho học viên sau đại học –PGS.TS.Trương Như Ngọc)