Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Kỹ thuật chẩn đoán điện: Đo điện cơ và tốc độ dẫn truyền thần kinh, điện cơ kim và các điện thế gợi

Kỹ thuật chẩn đoán điện: Đo điện cơ và tốc độ dẫn truyền thần kinh, điện cơ kim và các điện thế gợi

Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã triển khai kỹ thuật ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh trong chẩn đoán các bất thường về thần kinh và cơ từ tháng 12/2017. Đây là một kỹ thuật rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh thần kinh – cơ.

Phương pháp hỗ trợ chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt bản chất tổn thương (tế bào thần kinh vận động, myelin, sợi trục hay tổn thương phối hợp), chẩn đoán định khu và tiên lượng bệnh.

Phương pháp này được thực hiện bởi đội ngũ y bác sỹ được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, tiên tiến cùng chất lượng dịch vụ y tế chuyên nghiệp, từ đó giúp các nhà lâm sàng hướng đến nguyên nhân của bệnh và điều trị có hiệu quả nhất.

  1. Điện cơ – chẩn đoán điện là gì?

Thuật ngữ chẩn đoán điện (electrodiagnosis) thật sự, bao gồm rất nhiều các kỹ thuật (test) khác nhau (nhưng chúng ta quen gọi là điện cơ). Thông dụng nhất là đo dẫn truyền thần kinh (nerve conduction studies- NCS) và điện cơ đồ (electromyography- EMG).

     Ghi điện cơ (electromyography) và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (nerve conduction studies) là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Phương pháp này giúp đánh giá chức năng của các dây, rễ thần kinh ngoại vi, khớp thần kinh – cơ và các cơ.

Khi đo điện cơ, các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị rất nhỏ gọn là các điện cực để dẫn truyền và phát hiện các tín hiệu điện này. Đồng thời, các điện cực bằng kim châm sẽ châm trực tiếp vào bắp cơ để ghi lại hoạt động của cơ đó. Kết quả ghi điện cơ có thể giúp bác sĩ nhận thấy các bất thường về thần kinh hay cơ hoặc dẫn truyền của nơi tiếp xúc thần kinh và cơ.

         Khảo sát tốc độ dẫn truyền dây thần kinh chính là một phần khác của điện cơ, nó sử dụng các điện cực để gắn lên da giúp đo tốc độ và khoảng cách của các tín hiệu dẫn truyền giữa hai hay nhiều điểm.

Hình ảnh máy điện cơ

  1. Chỉ định đo điện cơ?

  Điện cơ được chỉ định khi bệnh nhân có những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn thần kinh hay cơ. Ví dụ:

  • Bệnh nhân có than phiền về cảm giác kim châm, kiến bò ở da.
  • Bệnh nhân có than phiền về cảm giác tê cóng
  • Bệnh nhân có than phiền về cảm giác đau.
  • Bệnh nhân yếu cơ, liệt, giảm trương lực cơ.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu đi lại khập khiễng.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu teo cơ.
  • Bệnh nhân có giảm hoặc mất phản xạ gân xương.
  • Bệnh nhân than phiền mệt mỏi.

  Kết quả điện cơ thường cần thiết để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ một số bệnh như:

  • Các bệnh lý cơ: loạn dưỡng cơ hoặc viêm đa cơ
  • Các bệnh ảnh hưởng đến nơi tiếp nối thần kinh cơ như bệnh nhược cơ…
  • Các rối loạn thần kinh ngoài tủy sống (thần kinh ngoại biên) như hội chứng ống cổ tay hoặc bệnh thần kinh ngoại biên…
  • Các rối loạn ảnh hưởng đến tế bào thần kinh vận động của tủy sống như xơ cột bên teo cơ hoặc viêm tủy xám (polio)…
  • Các rối loạn của rễ thần kinh trong bệnh thoát vị đĩa đệm…
    3. Đo điện cơ có nguy cơ gì không?

    Điện cơ là một kỹ thuật có yếu tố nguy cơ rất thấp và ít có biến chứng. Khi kiểm tra cơ thành ngực có nguy cơ (hiếm) gây tràn khí màng phổi.

Có thể (ít khi) có vết bầm nhỏ chỗ châm kim, những vết này sẽ mờ dần sau vài ngày.

  1. Một số kỹ thuật chẩn đoán điện có thể áp dụng:
  • Đo dẫn truyền thần kinh và điện cơ kim thường quy: khảo sát bệnh của dây thần kinh, và bệnh của cơ, hay của tế bào thần kinh vận động.
  • Chỉ định

      Rối loạn cảm giác: cảm giác châm chích ở da, tê cứng, đau, dị cảm, đau, tê dọc theo đường đi của rễ, dây thần kinh

     Rối loạn vận động: teo cơ, yếu cơ, liệt, đau cơ hay chuột rút…

     Chẩn đoán phân biệt bệnh lý thần kinh và bệnh cơ.

– Chống chỉ định

Không có chống chỉ định tuyệt đối

  • Test nhược cơ (Kích thích thần kinh liên tiếp), điện cơ sợi đơn độc: khảo sát bệnh nhược cơ, hội chứng nhược cơ.
  • Chỉ định:

Sụp mi, rối loạn vận nhãn hoặc song thị

Yếu cơ vùng hầu họng, khó nhai, khó nuốt, hoặc khó nói

Yếu tay, chân nghĩ đến nhược cơ

  • Test Tetany : khảo sát chứng hạ canxi máu tiềm tàng.
  • Phản xạ nhắm mắt (Blink reflex): khảo sát tổn thương dây thần kinh V, VII và các nhân của chúng.
  • Test thần kinh thực vật (đánh giá các rối loạn thần kinh thực vật)
  • Các điện thế gợi: điện thế gợi cảm giác thân thể (SSEP), điện thế gợi thị giác (VEP), điện thế gợi thính giác (BAEP), nhằm khảo sát các rối loạn của dẫn truyền thần kinh bên trong tủy sống và não.
  1. Vai trò của điện thần kinh – cơ trong một số bệnh
  • Bệnh hệ cơ – xương – khớp: Viêm khớp dạng thấp, Gout, lupus ban đỏ hệ thống, sarcoidosis, viêm đa cơ, viêm da cơ, loạn dưỡng cơ (VD: Facioscapulohumeral muscular dystrophy), Loạn trương lực cơ, bệnh cơ bẩm sinh, bệnh cơ chuyển hóa.
  • Bệnh hệ thần kinh:
  • Hội chứng ống cổ tay:

    Hình ảnh dây thần kinh giữa đi qua ống cổ tay

  • Hội chứng chèn ép thần kinh trụ:
  • Chèn ép thần kinh trụ tại bàn tay (Hội chứng kênh Guyon

  • Chèn ép thần kinh trụ tại rãnh trụ

Hình ảnh Chèn ép thần kinh trụ tại rãnh trụ

  • Liệt thần kinh quay

Hình ảnh liệt dây thần kinh quay

  • Liệt dây thần kinh mác
  • Tổn thương thần kinh VII (Liệt VII ngoại biên), dây thần kinh V, đồng động (synkinesis) các cơ mặt và co thắt cơ nửa mặt, U thần kinh thị giác, hội chứng Wallenberg.

Hình ảnh tổn thương dây thần kinh VII ngoại biên

  • Tổn thương thần kinh trong bệnh lý chuyển hóa: Tổn thương thần kinh trong đái tháo đường, suy thận…

Hình ảnh tổn thương thần kinh do loét của Đái tháo đường

  • Viêm đa rễ và dây thần kinh cấp tính (Hội chứng Guillain Barre), viêm đa rễ và dây thần kinh mạn tính, viêm đa dây thần kinh…
  • Bệnh lý rễ, đám rối thần kinh: thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng

Hình ảnh thoát vi đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

  • Tổn thương dây thần kinh do chấn thương (chấn thương cột tủy, chấn thương dây thần kinh).
  • Xơ cột bên teo cơ (ALS), bệnh của nơ ron vận động.
  • Nhược cơ.
  • Trong bệnh thần kinh trung ương (liệt nửa người, tổn thương tủy sống do u hoặc viêm, bệnh Parkinson).
  • Xơ cứng rải rác, mù vỏ não, bệnh lý thần kinh thị trước giao thoa, glaucoma, Parkinson, đo thị lực trẻ nhỏ. (Điện thế kích thích thị giác).
  • Xơ cứng rải rác, các u ở hố sau (u thính giác, u thần kinh đệm, ở thân não), các tổn thương thân não gây hôn mê hoặc chết não, theo dõi trong phẫu thuật. Bệnh điếc trẻ nhỏ. (Điện thế kích thích thính giác).

Quý bạn đọc quan tâm xin vui lòng liên hệ:
 Số điện thoại:     0981134649   để được tư vấn tốt nhất.