Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Những điều cần biết về thiếu máu ở bệnh thận mạn

Những điều cần biết về thiếu máu ở bệnh thận mạn

Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng giảm hemoglobin (HGB) trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống. Thiếu máu là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mạn.

Bệnh thận mạn là gì?

Bệnh thận mạn (chronic kidney disease) là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh.

Các triệu chứng thiếu máu là gì?

Thiếu máu gây ra các biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ thể làm cho bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, giảm tập trung, chán ăn; cảm giác tức ngực, khó thở nhất là khi gắng sức hoặc đi lại nhiều; cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, da xanh, niêm mạc nhợt; móng tay khô, dễ gãy; tóc khô, dễ rụng; mất kinh ở nữ.

                                               Các triệu chứng thiếu máu

Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn?

Thiếu máu xuất hiện ở 43% ở bệnh nhân xuất hiện giai đoạn 1-2 và 57% số người bệnh mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3-5.

Nguyên nhân thiếu máu ở bệnh thận mạn?

Nguyên nhân chính của thiếu máu là do suy thận làm thiếu erythropoietin, bệnh cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như thiếu sắt, tan máu, thiếu dinh dưỡng…

Kiểm soát thiếu máu ở bệnh thận mạn mang lại hiệu quả gì?

– Làm chậm tiến triển bệnh thận mạn

– Cải thiện chất lượng cuốc sống

– Giảm tỷ lệ tử vong

Cần làm gì khi thiếu máu ở bệnh thận mạn?

Khi có bệnh thận mạn cần đến thăm khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị và có kế hoạch thăm khám định kỳ:

 – Với người bệnh không thiếu máu

+ Ít nhất hàng năm với bệnh thận mạn giai đoạn 3

+ Ít nhất 2 lần/năm với bệnh thận mạn giai đoạn 4-5

+ Ít nhất mỗi 3 tháng với người bệnh thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng.

– Với người bệnh thiếu máu không điều trị bằng thuốc tăng hồng cầu

+ Ít nhất mỗi 3 tháng với người bệnh mắc bệnh thận mạn không do đái tháo

đường và người bệnh lọc màng bụng

+Ít nhất hàng tháng với người bệnh thận nhân tạo

Bên cạnh đó bệnh nhân cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý tránh suy dinh dưỡng, bổ sung sắt, thuốc tạo máu theo chỉ định của bác sĩ, lọc máu hiệu quả….

Kết luận

– Thiếu máu là một biến chứng thường gặp ở bệnh thận mạn

– Kiểm soát thiếu máu giúp làm chậm tiến triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm tỷ lệ tử vong.

– Để hiện chế thiếu máu cần thăm khám định kỳ, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.