Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Hội chứng Parkinson

Hội chứng Parkinson

  1. Ca lâm sàng:

* Bệnh nhân nữ 43 tuổi

* Tiền sử trầm cảm 3 năm nay

* Đợt này vào khoa Thần kinh Bệnh viện HNĐK Nghệ An với lý do run và các vận động, làm việc chậm chạp.

* Khoảng 2 năm nay bệnh nhân xuất hiện run tay chân bên trái, giảm động nửa người trái, đi lại chậm chạp, kèm đau đầu, chóng mặt nhẹ, không có rối loạn đại tiểu tiện, không sốt, đã khám và điều trị ở tuyên cơ sở không rõ chẩn đoán, không rõ các thuốc đã dùng.

* Khám lúc nhập viện thấy:

– Ý thức tỉnh, thể trạng trung bình, nét mặt trầm, ít biểu cảm

–  Hội chứng Parkinson (+): run tay chân trái lúc nghỉ, cứng đơ, đi lại chậm, bước nhỏ

–  Dấu hiện bánh xe răng cưa(+)

–  Dấu hiệu tăng áp lực nội sọ (+)

–  Phản xạ Babinski trái (+), Hoffman(-), Phản xạ gân xương tứ chi đều

–  Tim nhịp đều, thông khí 2 phổi rõ,

–  Cơ quan khác chưa thấy bất thường

* Chẩn đoán sơ bộ: Hội chứng Parkinson/ Td khối choán chỗ nội sọ

* Bệnh nhân được chỉ định chụp CTscanner sọ não.

Kết quả: U màng não

  Hình ảnh chụp CLVT não của bệnh nhân

* Chẩn đoán xác định: Hội chứng Parkinson do u màng não

2. Bàn luận: Bệnh nhân có biểu hiện run và giảm các động tác hoạt động chi thể đã 2 năm nay, các dấu hiệu ngày càng tăng, các biểu hiện này có thể gặp trong các bệnh lý: Run vô căn, hội chứng Parkinson, nếu run đơn thuần có thể gặp trong bệnh lý tuyến giáp, run do dùng một số thuốc … Nổi bật là triệu chứng run của bệnh nhân, là triệu chứng gặp trong rất nhiều bệnh lý khác nhau, việc xác định nguyên nhân để điều trị là hết sức quan trọng, có những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân (như bệnh nhân này). Mọi người không nên chủ quan, cần đi khám sớm, khám đúng chuyên khoa, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị sớm !

3. Cách phòng ngừa bệnh Parkinson

Hiện nay, chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh Parkinson do chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc tăng cường sức khỏe não bộ và sớm tầm soát các bất thường thần kinh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Một số biện pháp có thể áp dụng như:

– Bổ sung các loại thực phẩm, đặc biệt là hoa quả giàu flavonoid.

– Thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin D.

– Uống trà xanh hay cà phê giúp bổ sung caffeine hóa giúp ngăn độc tố xâm nhập và giết chết tế bào thần kinh.

– Thường xuyên vận động, tập thể dục.

– Hạn chế tiếp xúc với môi trường có hại, các hóa chất như thuốc trừ sâu.