1. Tổng quan
Thời tiết thay đổi , nhiều đợt mưa liên tiếp , độ ẩm tăng cao nhiều bệnh nhân viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang đến khám tại phòng khám Da liễu hoặc tìm gặp bác sĩ da liễu với tổn thương da dạng dát đỏ thành dải, rải rác xen kẽ các tổn thương mụn nước, mụn mủ tập trung chủ yếu ở vùng da hở, kèm theo cảm giác ngứa rát.
2. Vài điều về kiến ba khoang
– Kiến khoang tên khoa học là Paederus fuscipes. Nó có hình dáng giống con kiến (nên dân mình gọi nó là con kiến, nhưng nó không phải là kiến), dài 6-10mm, bề ngang 0.5-1mm, gồm 3 phần đầu, thân, đuôi với các màu sắc khác nhau .Điểm nhận biết kiến khoang nữa đó là phần thân có các eo thắt lại, đuôi thường cong lên, vì thế mình gọi đùa kiến khoang là cô kiến eo thon, mông cong.
– Nó là 1 loài côn trùng ăn các loài côn trùng có hại khác, chính vì thế nó thường xuất hiện vào các mùa thu hoạch (thời gian nhiều loài côn trùng khác xuất hiện).
3. Kiến ba khoang gây bệnh như thế nào ?
Kiến khoang tiết ra pederin là 1 acid mạnh. Acid này được tiết ra chủ yếu từ kiến khoang cái. Nó không cắn chúng ta, mà tiết ra chất này từ hậu môn khi chúng ta chạm hoặc giết kiếnchajmchachạm hoặc giết kiến.tiếp úc tattiếp tiếp chạm hoặc chạm hoặc giết kiến.
4. Biểu hiện viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang
– Sau 6-12 giờ tiếp xúc tổn thương da đỏ cộm thành vệt, nề lên, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều, nặng hơn có thể hình thành mụn mủ, bọng mủ kèm theo loét, hoại tử da. Thường có cảm giác châm chích hoặc bỏng rát tại chỗ tổn thương. Trường hợp nặng, người bệnh có thể có sốt nhẹ, nổi hạch phản ứng.
– Phân bố tổn thương thường gặp ở vùng hở ( vùng dễ tiếp xúc ), xắp xếp thành vệt dài, đôi khi có dấu hiệu “hôn nhau”: Chú ý khi tổn thương vào mắt cần khám chuyên khoa mắt để phối hợp điều trị.
– Sau giai đoạn cấp tính, tổn thương sẽ khô và bong vảy, cuối cùng có thể xuất hiện tăng sắc tố, thậm chí sẹo nếu tổn thương loét sâu (thường do không được chăm sóc và điều trị đúng cách, nhiễm nhiều acid, bội nhiễm)
5. Phân biệt Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang với zona thần kinh
Đặc điểm | Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang | Zona thần kinh |
Cơ năng | Chủ yếu là ngứa rát, châm chích tại chỗ | Đau nhức, đau giật từng cơn, nhoi trong sâu ( Đau kiểu thần kinh) |
Tổn thương | Dát đỏ da dạng vệt, sưng nề bề mặt có thể xuất hiện mụn nước, mụn mủ , bọng nước, vết trợt loét. Sau điều trị thường không để lại sẹo. | Mụn nước, bọng nước dạng chùm như chùm nho, trung tâm lõm , các tổn thương có thể hóa mủ, trợt loét. Có thể đê lại sẹo lõm. |
Vị trí và sự phân bố | Bất cứ vị nào – nơi tiếp xúc với chất tiết của kiến ba khoang. Trong đó chủ yếu vùng da hở ( mặt cổ, tay chân….) | Phân bố 1 bên cơ thể theo hướng của dây thần kinh ngoại biên |
Zona thần kinh 6. Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang có nguy hiểm không ?
– Thông thường tổn thương tự lành sau 1-3 tuần. Nếu được điều trị đúng cách tổn thương lành sau 5-7 ngày , tuy nhiên có thể để lại dát tăng hoặc giảm sắc tố nhưng sẽ mờ dần đi theo thời gian
7. Điều trị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang
– Ngay sau khi tiếp xúc hay nghi ngờ tiếp xúc với độc tố kiến ba khoang cần rửa ngay với xà phòng và nước. Vì bản chất chất độc là acid nên xà rửa bằng xà phòng (có tính chất kiềm) giúp trung hòa độc tố . Nếu bị tiếp xúc vùng mắt cần rửa nhiều bằng nước muối sinh lý 0.9%
– Thuốc bôi tại chỗ: Sử dụng các dung dịch làm dịu da và sát khuẩn nhẹ như oxid kẽm, hồ nước, kem bôi có chứa kháng sinh nếu nghi ngờ bội nhiễm và corticoid
– Thuốc toàn thân: trong trường hợp tổn thương lan rộng, gây phù nề nhiều, bội nhiễm, ngứa nhiều cần bổ sung thuốc uống: kháng histamine, kháng sinh, corticoid…
8. Dự phòng viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang
– Nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ đạc trong phòng, không nên dùng tay “giết chết”, chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người. Nếu bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc.
– Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ.
– Buổi tối khi sinh hoạt hoặc làm việc dưới ánh đèn cần phải đóng các cửa sổ; Buông rèm che ánh sáng lọt ra ngoài thu hút kiến ba khoang. Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng.
– Ngủ trong màn.
– Sử dụng bình xịt côn trùng gia dụng, xịt vào các chân tường, bậc cửa ra vào, cửa sổ để ngăn kiến bò vào phòng. Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
Lưu ý tuyệt đối không sử dụng tự ý mua thuốc điều trị theo hướng zona hoặc giời leo, tự ý bôi các thuốc màu, lá cây hoặc sử dụng các biện pháp dân gian khác làm cho vết thương bị loét, lan rộng thậm chí nhiễm trùng .
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN