Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Những điều cần biết về chạy thận nhân tạo

Những điều cần biết về chạy thận nhân tạo

1. Chạy thận nhân tạo là phương pháp dùng để điều trị bệnh suy thận

– Bình thường thận làm việc để lọc máu và thải chất độc, nước và muối ra khỏi cơ thể. Khi thận suy, đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối, quả thận ngừng làm việc hoàn toàn.

– Khi sử dụng phương pháp Chạy thận nhân tạo máy lọc thận sẽ làm việc thay thế thận. Máu được bơm từ cơ thể, qua màng lọc của máy lọc máu và quay trở về cơ thể.

2. Khi nào chạy thận nhân tạo?

– Bác sĩ sẽ giải đáp lúc nào bạn cần chạy thận nhân tạo, điều này phụ thuộc vào tình trạng chức năng thận và tình trạng sức khỏe của bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra máu để đánh giá chức năng thận.

– Trước khi bạn bắt đầu lọc máu định kỳ, bạn phải được mổ FAV để chuẩn bị cho quá trình chạy thận sau này. FAV là một đường nối động mạch và tĩnh mạch tại tay của bạn, để khi chạy thận, bác sĩ lấy máu từ một nơi trên FAV và sau khi lọc xong, máu trả về ở vị trí gần đó trên đường nối động mạch-tĩnh mạch này.

3. Dấu hiệu xảy ra trong quá trình lọc máu?

Có thể có vài dấu hiệu xảy ra trong quá trình lọc máu và bạn cần báo cho điều dưỡng hoặc bác sĩ ngay:

– Cảm thấy nhìn mờ;

– Khó thở;

– Đau bụng;

– Vọp bẻ;

– Buồn nôn hay nôn ói…

4. Lưu ý khi chạy thận nhân tạo

– Cần phải giữ gìn và chăm sóc FAV: rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm mỗi ngày, trước mỗi lần lọc máu; không đè ép hay mang vác đồ vật nặng bằng tay có mổ FAV; không cho ai đo huyết áp tay có mổ FAV.

– Kiểm tra FAV mỗi ngày: khi có bất thường về dòng máu hay cảm thấy không thoải mái bất kỳ điều gì về tay có mổ FAV cần báo ngay cho điều dưỡng và bác sĩ.

– Theo dõi cân nặng hàng ngày: khi thận không làm việc, nước tiểu sẽ giảm, máy lọc máu giúp bạn lấy dịch thừa ra ngoài, vì vậy bạn cần theo dõi cân nặng hàng ngày để giúp xác định lượng dịch dư thừa.

– Chế độ ăn đặc biệt: bạn cần hạn chế thức ăn nhiều muối mặn và nhiều kali; thức ăn nhiều chất khoáng có thể giúp bạn tránh loãng xương khi bạn bị suy thận.

5. Chế độ làm việc khi đã chạy thận nhân tạo: Bạn hoàn toàn có thể làm công việc nhẹ nhàng phù hợp, tránh tổn thương FAV.

* Hiện tại Khoa Nội thận – tiết niệu – lọc máu, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An  mỗi ngày tiếp nhận và thực hiện 03 đến 04 ca chạy thận. Trong đó, chạy thận cấp cứu và chu kỳ là một ngày thực hiện  hơn 100 bệnh nhân.

* Khoa có 19 máy thận, các bác sĩ có trình độ Thạc sĩ, BSCKI, BSCKII. Cơ sở vật chất cũng như trình độ, kinh nghiệm của các y bác sĩ đảm bảo thực hiện đúng quy trình cũng như chất lượng điều trị cho bệnh nhân.

👉👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ

🏥 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.

☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082.

Số điện thoại Khoa Nội thận tiết niệu  0987. 122. 422

⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6

🖥Website: https://bvnghean.vn.