Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Nghe kém tuổi già

Nghe kém tuổi già

1. Nghe kém tuổi già là gì?

Nghe kém do tuổi tác hay còn gọi là lão thính (presbycusis) là sự suy giảm khả năng nghe khi chúng ta già đi. 

2. Nghe kém tuổi già có thường gặp không.

– Tại Mỹ, ở độ tuổi từ 65 – 74 trung bình cứ 3 người thì có 1 người mắc chứng lão thính. Đặc biệt lão thính gây khó khăn trong giao tiếp, làm cản trở trong việc trò chuyện cùng gia đình, bạn bè, dẫn đến cảm giác bị cô lập.

–  Lão thính thường ảnh hưởng đến cả 2 tai. Lão thính biểu hiện bằng việc  nghe kém dần.

 

 3. Tại sao chúng ta suy giảm thính lực khi lớn tuổi? 

–  Lão hóa thần kinh thính giác gây nghe kém.

– Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Việc tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn lớn có thể làm hỏng tế bào lông nhỏ trong tai và dẫn đến triệu chứng ù tai, lãng tai, nghe kém.

– Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc điều trị bệnh mạn tính, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư… có thể làm tổn thương mạch máu ở tai trong và gây triệu chứng ù tai, lãng tai, nghe kém.

4. Lúc nào cần đi khám sàng lọc thính giác 

– Khó hiểu lời nói khi nói chuyện qua điện thoại.

– Khó theo dõi cuộc trò chuyện khi có hai hoặc nhiều người đang nói chuyện.

– Thường yêu cầu người khác nhắc lại.

– Cần tăng âm lượng TV cao hơn những người khác.

– Khó hiểu người khác trong môi trường tiếng ồn.

– Nghĩ rằng người khác dường như đang lẩm bẩm.

5. Có thể ngăn ngừa lão thính không?

Hiện tại, chưa có nhà khoa học nào tìm ra giải pháp ngăn chặn lão thính. Tuy nhiên duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp trì hoãn sự khởi phát và làm chậm quá trình suy giảm thính lực. Ngoài ra vệ sinh tai và bảo vệ tai khỏi tiếng ồn: Giữ gìn tai sạch sẽ và tránh tiếng ồn lớn có thể giúp ngăn ngừa các nguyên nhân khác gây mất thính lực.

6. Những phương pháp và thiết bị nào có thể hỗ trợ?

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào cấp độ suy giảm thính lực của người nghe, do đó có một vài phương pháp có thể hỗ trợ tốt hơn cho từng cá nhân. Bên cạnh đó, có một số các thiết bị hỗ trợ nhằm cái thiện khả năng nghe khi bạn bị suy giảm thính lực, cụ thể:

– Máy trợ thính: Tuy không thể đảo ngược những thay đổi liên quan đến tuổi tác và những thay đổi này sẽ tiếp tục xảy ra ngay cả khi điều trị nhưng máy trợ thính có thể giúp cải thiện các triệu chứng lãng tai ở người già. Cần khuyến khích người cao tuổi sử dụng thiết bị này thường xuyên và tham gia vào quá trình phục hồi thính giác để có thể thích nghi về mặt nhận thức và hành vi.

– Cấy điện cực ốc tai: Áp dụng cho trường hợp lãng tai nặng, không đáp ứng máy trợ thính.

Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là cơ sở y tế có nhiều kinh nghiệm trong khám sàng lọc và can thiệp phục hồi sức nghe!

👉👉Để đặt lịch khám và tìm hiểu thông tin, xin vui lòng liên hệ

🏥 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

🛤Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.

☎️Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082

⌚️Thời gian đặt hẹn: 7h – 16h thứ 2 đến thứ 6

🖥Website: https://bvnghean.vn.