Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > TIN TỨC > Quản lý Viêm phổi cộng đồng ở người cao tuổi

Quản lý Viêm phổi cộng đồng ở người cao tuổi

Bác sỹ chuyên khoa I: Nguyễn Thị Hằng

Khoa Nội A- Lão khoa, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Viêm phổi là bệnh thường gặp, khoảng 60% viêm phổi ở người trên 65 tuổi được điều trị tại cộng đồng. Các yêu tố nguy cơ của viêm phổi cộng đồng bao gồm nghiện rượu, hen, suy giảm miễn dịch, tuổi cao trên 70 tuổi.

1. Tác nhân gây bệnh

Có hơn 100 loại ( vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng, protozoa) có thể gây viêm phổi cộng đồng. Chúng có thể được phân lập từ máu, dịch màng phổi, đờm, thậm chi trong nước tiểu.

2. Triệu chứng lâm sàng

Ngoài các biểu hiện tại đường hô hấp như ho, khạc đờm, khó thở thì các triệu chứng ngoài phổi cũng thường gặp ở người cao tuổi như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau cơ, đau khớp. Một nghiên cứu cho thất người già bị viêm phổi thường có ít triệu chứng hơn người trẻ. Người già thường gặp lú lẫn, không linh hoạt và hồi phục chậm hơn người trẻ.

Dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bác sỹ sẽ quyết định điều trị bệnh nhân tại khoa Nội hay khoa hồi sức tích cực.

  1. Điều trị:

+ Thuốc: sử dụng kháng sinh kinh nghiệm theo mức độ nặng, yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn đặc biệt, dựa trên địa danh, mức độ kháng thuốc của vi khuẩn tại khu vực và phụ thuộc vào bệnh nền của bệnh nhân ( bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch…)

+ Điều trị hỗ trợ:

  • Bù nước điện giải: khi sốt bệnh nhân thường mất nước do thở nhanh, do đó bù nước điện giải qua đường tĩnh mạch là cần thiết.
  • Cung cấp oxy với những bệnh nhân khó thở, suy hô hấp, viêm phổi nặng
  1. Phòng ngừa viêm phổi tại cộng đồng
  • Tiêm vaccin phế cầu: hiện nay phế cầu có hơn 20 chủng. Người già trên 65 tuổi mỗi 5 năm nên chủng ngừa 1 lần.
  • Vaccin cúm: hàng năm vào trước mùa cúm và chủng ngừa cho nhân viên y tế tránh bị lây nhiễm trong bệnh viện.
  • Cai thuốc lá: hút thuốc là làm tăng tỷ lệ viêm phổi do phế cầu do đó cai thuốc lá làm giảm tỷ lệ viêm phổi và ung thư phổi.
  • Ngăn ngừa viêm phổi hít: với các bệnh nhân già tuổi nuôi ăn qua sonde tránh bị sặc thức ăn và bảo vệ đường thở, làm sạch răng miệng, tư thế ăn tránh trào ngược.
  • Giáo dục bệnh nhân: các bệnh nhân nên được tư vấn các dấu hiệu cảnh báo viêm phổi ( như khó thở tăng lên, đau ngực kiểu màng phổi,ho ra máu) nên được chụp Xquang ngực để xác định chắc chắn có viêm phổi không?

Tóm lại: Quản lý viêm phổi cộng đồng ở người già vẫn còn là thách thức, tiêm vaccin và cai thuốc lá có thể ngăn ngừa một số trường hợp viêm phổi. Điều trị kháng sinh kinh nghệm theo Guidelines và quản lý bệnh nền cho hiệu quả tốt.

“Để đặt lịch khám và tìm hiều thông tin, xin vui lòng liên hệ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An – Km5, xã Nghi Phú, Vinh, Nghệ An.

Số điện thoại đặt lịch khám: 19008082 (Thời gian đặt hẹn: 7h – 19h Thứ 2 đến thứ 6 và 7h -12h thứ 7 hàng tuần, áp dụng cho bệnh nhân khám viện phí và yêu cầu).