Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Nên ăn gì trong giai đoạn trẻ dậy thì

Nên ăn gì trong giai đoạn trẻ dậy thì

Thanh thiếu niên đang trong giai đoạn tuổi dậy thì cần một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng, và cân đối giữa các nhóm thực phẩm. Ngoài việc có một số lợi ích quan trong trong thời gian ngắn, chẳng hạn như cải thiện mức năng lượng, thì về lâu dài, một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường và loãng xương.

1. Nhu cầu năng lượng trong chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì:

Trong giai đoạn dậy thì các bạn trẻ lớn lên và phát triển nhanh chóng. Ở giai đoạn này, một số thay đổi về sinh lý, thể chất và hành vi xảy ra. Dinh dưỡng cho tuổi dậy thì của thanh thiếu niên cũng cần tăng lên để đáp ứng cho những thay đổi thể chất này.

 

Ngoài các chất dinh dưỡng là tương tự như các nhóm tuổi khác, thì có một số chất dinh dưỡng mà thanh thiếu niên cần nhiều hơn để đáp ứng giai đoạn tăng trưởng, ví dụ như canxi. Yêu cầu về nhiều loại vitamin và khoáng chất khác cao hơn so với nhu cầu của trẻ nhỏ. Nhu cầu này khác nhau giữa trẻ em trai và trẻ em gái: ví dụ trẻ em trai cần nhiều protein hơn trẻ em gái vì chúng thường lớn hơn và có trọng lượng cơ thể lớn. Tốc độ tăng trưởng thường đạt đỉnh vào khoảng 12,5 tuổi ở trẻ em gái và 14 tuổi ở trẻ em trai.

2. Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển ở tuổi dậy thì

2.1. Sắt

Nhu cầu sắt tăng lên trong thời kỳ thanh thiếu niên để giúp tăng trưởng và phát triển cơ bắp. Sau khi bắt đầu có kinh nguyệt, các bé gái cần nhiều sắt hơn các bé trai để thay thế lượng sắt bị mất đi. Lượng dinh dưỡng tham khảo cho trẻ em gái (11-18 tuổi) là 14,8 mg sắt mỗi ngày, trong khi đối với trẻ em trai cùng tuổi, con số này là 11,3mg sắt mỗi ngày. Những cô gái bị mất kinh đặc biệt nặng có thể yêu cầu lượng lớn hơn.

Hấp thụ sắt: Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc giúp hấp thu sắt. Sắt từ các nguồn thịt, ví dụ: gan và thịt đỏ, được cơ thể con người hấp thụ dễ dàng hơn so với sắt có trong các nguồn không phải thịt khác, chẳng hạn như rau lá xanh đậm, cải xoong, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, hay sắt từ ngũ cốc nguyên hạt, đậu và trái cây khô.

Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt. Do đó, uống một ly nước ép trái cây hoặc ăn trái cây và rau quả giàu vitamin C vào bữa ăn có thể giúp hấp thu sắt từ các nguồn không phải thịt. Mặt khác, trà và cà phê có thể làm giảm lượng sắt mà cơ thể hấp thụ, vì vậy không nên uống chúng trong bữa ăn.

Tình trạng thấp và thiếu hụt: Cơ thể thiếu sắt có thể bị thiếu sắt và làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Thiếu sắt trầm trọng có thể gây ra nguy cơ phát triển các biến chứng về tim và phổi.

2.2. Canxi

Sự gia tăng nhanh chóng của khối lượng xương ở những người trẻ tuổi có nên cần nhiều canxi hơn trong những năm thiếu niên và nếu điều này không cung cấp đủ, sức khỏe xương trong tương lai có thể bị ảnh hưởng. Ở độ tuổi 11-18 tuổi, lượng dinh dưỡng cần cho các bé trai là 1000mg mỗi ngày và bé gái là 800mg mỗi ngày.

Các nguồn cung cấp canxi tốt và dễ hấp thu bao gồm các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa, sữa chua và phomai. Ngoài ra can xi cũng có thể cấp cấp từ các nguồn khác như chẳng hạn như: các loại sữa làm từ đậu nành và ngũ cốc ăn sáng tăng cường canxi. Một số loại rau xanh như: cải xoăn, cải thìa và cải xoong, cũng cung cấp canxi. Cá được ăn cả xương, chẳng hạn như cá chạch trắng hoặc cá mòi đóng hộp hoặc cá hồi đóng hộp, cũng là một nguồn cung cấp. Ngoài ra nguồn Canxi dễ tìm thấy ở các nguồn như tôm nhỏ cá nhỏ, cua đồng, ốc, nhồi ốc văn.

3. Những lưu ý cần thiết để tăng cường sức khỏe cho trẻ dậy thì sớm

– Khi bị dậy thì sớm nếu bé ít vận động sẽ ức chế phát triển của xương và các nhóm cơ dẫn tới tình trạng thấp còi, chậm lớn. Cha mẹ nên khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động thể thao vừa giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp cải thiện chiều cao cho bé. Ngoài chế độ tập luyện, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt của trẻ. Trẻ cần được ngủ đủ giấc, ít nhất 8 giờ mỗi ngày, đồng thời rèn luyện thói quen đi ngủ sớm, thức dậy sớm.

– Các bệnh lý hay các hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì có thể được cải thiện nhờ chế độ tập luyện, sinh hoạt điều độ. Bố mẹ có thể cho bé tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, hoặc đăng ký các lớp học thể chất cho bé. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên dành thời gian cùng con tâm sự, khắc phục những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì.

– Ở tuổi dậy thì, trẻ em thường dễ bị thừa cân. Kiểm soát lượng chất béo từ dầu mỡ hay các món ăn vặt là biện pháp hiệu quả để tránh tình trạng này. Ngoài ra, hãy nhắc nhở trẻ uống đủ nước, ăn đủ 3 bữa, đặc biệt không bỏ bữa sáng./.

🏥BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
🏆Chất lượng hàng đầu – Phát triển chuyên sâu – Nâng tầm cao mới
🛣️Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An
🌎Website: www.bvnghean.vn
🌍Facebook: bvhndknghean
☎️☎️TỔNG ĐÀI CSKH + ĐẶT LỊCH KHÁM: 1900.8082 – 0886.234.222, Thời gian đặt lịch khám từ Thứ 2 đến Thứ 6

.