Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Làm gì để ngăn ngừa ung thư dạ dày  

Làm gì để ngăn ngừa ung thư dạ dày  

  1. Nhận biết, loại bỏ những yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư dạ dày là cần thiết! 

Vậy những yếu tố nguy cơ gây ra ung thư dạ dày gồm những gì?

– Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori là yếu tố nguy cơ chính, hàng đầu gây ra ung thư dạ dày.

– Chế độ ăn mặn, thực phẩm ngâm chua như dưa chua, muối dưa… là yếu tố nguy cơ ngoại sinh ( đưa từ ngoài vào dạ dày) thường gặp nhất

 – Hút thuốc lá kéo dài làm tăng nguy cơ xuất hiện ung thư dạ dày

 – Trào ngược dịch mật, dịch ruột ( sau cắt đoạn dạ dày) là nguyên nhân chính gây chuyển sản ruột ở dạ dày, và là nguy cơ gây ra ung thư dạ dày.

– Rượu bia, đồ uống có cồn làm giảm yếu tố bảo vệ của dạ dày, do đó làm tang nguy cơ ung thư dạ dày

  1. Chẩn đoán, quản lý và loại bỏ các tình trạng tiền ung thư dạ dày là yếu tố then chốt và quyết định.

Thứ nhất: Nội soi thực quản dạ dày tá tràng là phương tiện hiệu quả nhất dùng để tìm ra và quản lý các tổn thương tiền ung thư dạ dày.

Thứ hai: TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ DẠ DÀY là những tổn thương nào?

  • Đó là những tổn thương có sự thay đổi về mô học và có thể diễn tiến sớm thành mô ung thư.
  • Có 3 tổn thương được phân loại tiền ung như: viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính, chuyển sản niêm mạc ruột tại dạ dày và loạn sản, trong đó loạn sản là tổn thương tiền ung thư trực tiếp. Với 3 tổn thương gặp phải cần quản lý và điều trị thế nào?

   2.1 . Viêm teo niêm mạc dạ dày

– Viêm teo dạ dày mạn (chronic atrophic gastritis-CAG) liên quan chặt chẽ với nhiễm H.pylori. Nguy cơ viêm teo dạ dày sau nhiễm H.pylori tăng gấp 4 lần. Do đó đánh giá và chẩn đoán tình trạng nhiễm H.pylori luôn luôn được thực hiện khi nội soi ở bệnh nhân viêm teo hoặc có tiền sử viêm teo dạ dày.

– Diệt HP là cần thiết và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày ở Bệnh nhân có viêm teo niêm mạc dạ dày .

– Với những người có viêm teo dạ dày mức độ nặng ( viêm teo C5,6), có nguy cơ xuất hiện ung thư dạ dày sau năm năm là 2-10% => cần được nội soi kèm sinh thiết theo dõi mỗi năm

–  Viêm teo mức độ trung bình ( Viêm teo C3,4) => được nội soi kèm sinh thiết theo dõi mỗi 2 năm

–  Viêm teo mức độ nhẹ ( Viêm teo C1,2) => được nội soi kèm sinh thiết theo dõi mỗi 3 năm.

– Những người viêm teo, có tiền sử gia đình có người ung thư dạ dày nên nội soi quản lý thường xuyên hơn.

   2.2. Chuyển sản ruột dạ dày (IM) 

 Có 3 type chuyển sản ruột: type I, type II và type III dựa trên sự thay đổi mô học và chất nhầy (mucin). Trong đó type I là chuyển sản ruột hoàn toàn có nguy cơ ung thư thấp. Type II và type III là chuyển sản ruột không hoàn toàn, các nghiên cứu cho thấy chuyển sản ruột không hoàn toàn type III có nguy cơ ung thư cao hơn. 

–  Tỷ lệ xuất hiện ung thư dạ dày sau 5 năm với chuyển sản ruột type III là 5.3-9.8%. Do đó những người có chuyển sản ruột nên được nội soi sinh thiết theo dõi và quản lý mỗi 1 năm. Hoặc cắt tách vùng niêm mạc chuyển sản ruột qua nội soi điều trị dự phòng ung thư.

  2.3. Những người có loạn sản 

– Cần đánh giá lại với nội soi độ phân giải cao và nội soi nhuộm màu => nếu không ghi nhận tổn thương => sẽ được đánh giá lại sau 6 tháng (nếu loạn sản cao) và 12 tháng (nếu loạn sản thấp)

– Nếu ghi nhận tổn thương: Sẽ được nội soi lại sau mỗi 6 tháng hoặc 1 năm nếu loạn sản độ thấp. Và cần cắt tách niêm mạc loại bỏ tổn thương qua nội soi nếu loạn sản độ cao