Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Một số dấu ấn sinh học trong ung thư phổi

Một số dấu ấn sinh học trong ung thư phổi

Dấu ấn ung thư hay chất chỉ dấu ung thư (TUMOR MARKER-TM) là dấu ấn sinh học được phát hiện trong máu, nước tiểu và mô, được dùng để đánh giá sự có mặt của một hay nhiều loại ung thư.

Định lượng các dấu ấn ung thư có thể giúp phát hiện ung thư, biết sự hình thành, phát triển hoặc đáp ứng với điều trị của một khối u ác tính. Ung thư phổi là bệnh lý ác tính thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư trên thế giới.

Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở nam giới xếp hàng đầu và xếp thứ 3 ở nữ giới. Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá. Vì vậy việc tầm soát các dấu ấn ung thư phổi và phòng chống hút thuốc lá vô cùng cần thiết.

  1. Giới thiệu

– Sử dụng thuốc lá là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với cả cá nhân và cộng đồng. Sự lệ thuộc thuốc lá diễn ra rất nhanh. Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động.

– Khi hút thuốc lá một số hoạt chất tác động trực tiếp trên niêm mạc đường hô hấp, phần lớn các chất trong khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày có thể trở thành điều kiện và nguyên nhân gây ung thư. Chủ yếu là ung thư phổi (chiếm 90%), nguy cơ bị ung thư phổi liên quân đến số lượng và thời gian hút thuốc, ung thư vòm họng, miệng, thực quản, ung thư ruột…

– Ở người hút thuốc, bệnh ung thư dễ phát triển hơn so hơn so với người không hút thuốc. Các chỉ dấu sinh học có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán ung thư, chẩn đoán tái phát và theo dõi quá trình điều trị bệnh.

  1. Một số dấu ấn sinh học trong ung thư phổi:

– CYFRA 21.1: Cytokeratin-19 Fragments: dùng để tầm soát ung thư phổi. Ngoài ra còn được dùng để chẩn đoán những bệnh phổi lành tính, giữa ung thư phổi tế bào nhỏ và không nhỏ, ung thư vú, ung thư thực quảng, ung thư bang quang…

– SCC: Squamous Cell Carcinoma Antigen: SCC là một dấu ấn ung thư tốt cho các ung thư tế bào vảy của cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư vùng đầu cổ, thực quản và hậu môn. Theo đó, sự tăng lên của SCC trong máu tương quan với giai đoạn bệnh, biểu hiện lâm sàng và sự tái phát của khối u, xét nghiệm có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, mang lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh.

– ProGRP: Prograstin releasing peptid: Sự thay đổi nồng độ Pro- GRP trong máu là cơ sở quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ cũng như phân biệt với các bệnh phổi lành tính khác. Xét nghiệm Pro- GRP có độ đặc hiệu 95% và độ nhạy 85% trong việc chẩn đoán phân biệt ung thư phổi tế bào nhỏ với các loại ung thư phổi khác. Sự tăng Pro- GRP được coi là giá trị hữu ích trong việc tiên lượng ung thư phổi tế bào nhỏ. Ngoài ra sự tăng Pro- GRP kết hợp với xét nghiệm NSE còn được ứng dụng trong việc phát hiện tái phát nếu có sau quá trình điều trị.

– NSE: Neuron Specific Enolase: nhằm chẩn đoán, theo dõi hiệu quả điều trị, chẩn đoán phân biệt, phát hiện tái phát hay dùng để tiên lượng bệnh với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ:

+ Nếu hóa trị liệu có hiệu quả, mức NSE trong huyết tương có thể tăng tạm thời trong vòng 24-72 giờ do tế bào khối u bị phân hủy. Sau thời gian đó, lượng NSE sẽ giảm xuống nhanh chóng.

+ Khi ung thư tái phát, mức độ NSE trong huyết thanh lại tăng lên. Nhìn chung, ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ có tăng NSE, mức độ NSE trong huyết thanh thay đổi rõ rệt theo từng tiến triển bệnh. Còn với ung thư phổi tế bào không nhỏ là không rõ rệt nên không sử dụng xét nghiệm NSE để đánh giá bệnh..

  1. Đối tượng cần làm xét nghiệm:

Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng mắc ung thư phổi. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây cần thiết phải tiến hành xét nghiệm sàng lọc, kiểm tra ung thư phổi thông qua dấu ấn sinh học bằng xét nghiệm máu.

– Nhóm 1: Là những người trong khoảng 55 đến 74 tuổi và đã hút thuốc lá trên 30 bao (dù đã cai thuốc) nên khám sàng lọc hoặc xét nghiệm.

– Nhóm 2: Những người trên 50 tuổi và hút trên 20 bao, trong gia đình có người từng mắc ung thư phổi hoặc bản thân đã có tiền sử ung thư.

– Nhóm 3: Những người phải thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, dù không hút nhưng vẫn cần khám sàng lọc hoặc xét nghiệm để bảo vệ cho sức khỏe của mình.

– Nhóm 4: Những đối tượng bị ung thư khác như: vú, tụy, bàng quang,… cần xét nghiệm để tiên lượng cũng như theo dõi quá trình điều trị.

  1. Giá trị tham chiếu:

– Chỉ số CYFRA 21-1 trong người bình thường, không mắc bệnh là < 3.3 ng/ml. Nghiên cứu đã cho thấy rằng chỉ số này sẽ tăng cao nếu bệnh nhân mắc ung thư phổi. Nếu mắc một số bệnh lành tính như gan hay suy thận hoặc những bệnh ác tính ngoài phổi như tiêu hóa, phần phụ, đường tiết niệu,… thì chỉ số này chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, ung thư phổi tế bào không nhỏ vẫn có nồng độ CYFRA 21-1 vẫn cao nhất trong ung thư phổi. Vì thế, CYFRA 21-1 là dấu ấn nhạy nhất trong ung thư phổi khi so với những loại ung thư khác.

– Bình thường SCC tồn tại trong cơ thể và lưu hành trong máu với 1 lượng rất nhỏ. Nồng độ SCC ở người bình thường là ≤3 ng/mL. Có sự tương quan giữa nồng độ SCC huyết tương với mức độ nặng của ung thư phổi tế bào vảy. Sau phẫu thuật, nồng độ SCC sẽ giảm xuống, trường hợp nồng độ SCC tăng cao trở lại là báo hiệu ung thư tái phát.

– Nồng độ ProGRP huyết tương người khỏe mạnh bình thường là ≤ 50 ng/L, trong một số trường hợp (khoảng 5%) có nồng độ ProGRP cao hơn bình thường nhưng vẫn < 75 ng/L. Nồng độ Pro GRP tăng > 200 ng/L được coi là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư phổi tế bào nhỏ. Nồng độ Pro GRP tăng cao > 300 ng/L, chức năng thận bình thường thì có thể nghĩ đến mắc ung thư phổi tế bào nhỏ.

– Mức độ NSE huyết thanh người bình thường là ≤ 15 ng/mL. Độ nhạy chẩn đoán của NSE huyết thanh ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ tăng theo mức độ bệnh.

Như vậy, việc chỉ định các dấu ấn và kết hợp các dấu ấn sinh học không những tăng phần chẩn đoán ung thư phổi, còn có ý nghĩa phân loại, tiên lượng, theo dõi hiệu quả điều trị bệnh, theo dõi tái phát di căn. Bên cạnh đó kết hợp với các kỹ thuật cận lâm sàng khác như siêu âm, chụp X-quang CT, sinh thiết tế bào,… để tăng độ chính xác. Tất cả các xét nghiệm và các kỹ thuật này đều đang được thực hiện rộng rãi tại Bệnh viện.

Nếu bạn còn những câu hỏi về các chỉ dấu sinh học ung thư phổi cũng như ý nghĩa của nó, hãy gửi đến bộ phận chăm sóc khách hàng của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Là một cơ sở có Đội ngũ Y Bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp cùng với hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại do đó bạn hoàn toàn yên tâm lựa chọn và nhận về kết quả cũng như những tư vấn, phương pháp điều trị nếu cần thiết.