Chụp cắt lớp vi tính là gì?
Chụp cắt lớp vi tính, hay còn goi là CTscaner là kỹ thuật kết hợp giữa tia X và máy tính để tạo ra các hình ảnh của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Đây là một kĩ thuật không xâm lấn, được chỉ định rộng rãi trong chẩn đoán nhiều bệnh lý của các bộ phận khác nhau trong cơ thể như đầu mặt cổ, bụng – ngực, hệ xương – cột sống…
2. Ưu nhược điểm của chụp cắt lớp vi tính
2.1. Ưu điểm:
- Cung cấp nhiều thông tin chi tiết và độ tương phản hình ảnh cao hơn so với Xquang thường qui, tránh được hiện tượng chồng hình.
- Là phương pháp được chỉ định đầu tiên trong một số bệnh lý như: đánh giá hệ xương, xoang hàm mặt, sọ não, bệnh lý cấp cứu bụng…
- Nhanh chóng, tiện lợi, không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
- Có thể áp dụng với nhiều đối tượng người bệnh có chống chỉ định chụp cộng hưởng từ: người có dị vật trong cơ thể, có đặt các máy móc như máy trợ thính, tạo nhịp tim …. hoặc mắc các vần đề xương khớp nghiêm trọng.
2.2. Nhược điểm.
- Cắt lớp vi tính cho hình ảnh có độ phân giải mô mềm kém hơn cộng hưởng từ, gây hạn chế trong chẩn đoán một số bệnh lý sụn khớp, dây chằng, tuỷ sống, đĩa đệm…
- Tương tự các phương pháp sử dụng tia X khác, chụp CT gây nhiễm xạ khiến người bệnh có xu hướng lo lắng. Tuy nhiên, mức độ nhiễm xạ trong giới hạn cho phép ở mỗi lần thăm khám và các thế hệ máy móc hiện đại thường cho liều tia X rất thấp, nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh.
- Quy trình chụp cắt lớp vi tính
3.1. Trước khi chụp
- Người bệnh cần thông báo với bác sĩ các bệnh lý đang mắc phải như tim mạch, hen phế quản, suy thận, hoặc tiền sử dị ứng với thức ăn, các loại thuốc, đặc biệt là thuốc cản quang trong những lần thăm khám trước.
- Nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai cần thông báo với bác sĩ và nhân viên y tế để tránh ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
- Nếu có chỉ định chụp tiêm thuốc cản quang, cần nhịn ăn từ 4-6 tiếng trước chụp, nghe giải thích và kí vào cam kết đồng ý tiêm thuốc cản quang.
- Người bệnh cần tháo bỏ đồ trang sức, phụ kiện kim loại để tránh nhiễu ảnh, ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
3.2. Trong quá trình chụp cắt lớp vi tính.
- Người bệnh được hướng dẫn nằm trên bàn chụp có thể di chuyển để điều chỉnh tư thế và vị trí cho phù hợp, sau khi đã ổn định kĩ thuật viên sẽ rời khỏi phòng chụp, đến phòng điểu khiển để thực hiện thao tác. Trong thời gian này, nhân viên vẫn có thể quan sát và nghe được người bệnh thông qua hệ thống liên lạc nội bộ.
- Trong qúa trình chụp, ngừoi bệnh nên nằm im, hạn chế tối đa các dịch chuyển, làm theo hướng dẫn để thu được hình ảnh có chất lượng tốt nhất.
- Những lưu ý sau khi chụp cắt lớp vi tính.
- Trường hợp chụp cắt lớp vi tính không tiêm thuốc cản quang, sau khi chụp, ngừoi bệnh có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.
- Trường hợp chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang, sau khi chụp người bệnh được lưu đường truyền và theo dõi trong khoảng 30 phút sau khi chụp. Nều không có vấn đề bất thường sẽ được rút đường truyền tĩnh mạch.
- Sau khi chụp CT có tiêm thuốc cản quang, người bệnh nên uống nhiều nước để đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.
- Sau khi chụp cắt lớp vi tính, nếu xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, khó thở, sốt… cần báo lại với nhân viên y tế.
- Một số câu hỏi thường gặp khí chụp cắt lớp vi tính.
5.1. Chụp cắt lớp vi tính có nguy hiểm không?
- Bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính tiếp xúc nhiều với tia xạ hơn chụp Xquang thông thường. Tuy nhiên, có rất ít rủi ro liên quan đến chụp cắt lớp vi tính. Mức độ nhiễm xạ trong giới hạn ở mỗi lần thăm khám và hệ thống máy móc ngày càng hiện đại giúp giảm liều tia X, vì vậy, nên khả năng ung thư là rất thấp. Người bệnh cần được thăm khám và tuân theo chỉ định chụp cắt lớp vi tính để giảm thiểu tối đa những nguy cơ.
5.2. Khi nào cần chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang.
- Thuốc cản quang là dung dịch chứa iod, được tiêm vào cơ thể khi chụp cắt lớp vi tính. Khi tiêm thuốc cản quang, các cơ quan và tổn thương có tính chất ngấm thuốc khác nhau, giúp phân biệt rõ ràng và cho kết quả chính xác nhất.
- Khi người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang trong các lần thăm khám trước, cần thông báo với bác sĩ cân nhắc chỉ định và có phác đồ dự phòng.
5.3. Kết quả chụp cắt lớp vi tính có sau bao lâu?
- Thời gian trung bình để có kết quả chụp cắt lớp vi tính tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An là 45-60 phút, một số trường hợp phức tạp, thời gian có thể lâu hơn và người bệnh sẽ được thông báo.
- Sau khi xử lí hình ảnh từ máy, các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ phối hợp các thông tin lâm sàng, xét nghiêm của bệnh nhân, hội chẩn liên khoa khi cần thiết để đưa ra các chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất.