Hình ảnh móng tay của 1 bệnh nhân đi khám vì ly do mệt mỏi tăng dần. Tiền sử bị trĩ chảy máu kéo dài nhiều năm. Đây là hình ảnh móng tay lõm hình thìa ở bệnh nhân bị thiếu máu thiếu sắt. Bệnh nhân đã đươc làm các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác là thiếu máu do thiếu sắt. Tại khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện HNĐK Nghệ An cũng đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp thiếu máu thiếu sắt rất nặng khi lượng máu chỉ bằng 1/5 người bình thường ( đánh giá bằng xét nghiệm công thức máu).
1. Thiếu sắt làm ảnh hưởng đến các chức năng của hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức.
Một số biểu hiện phổ biến của thiếu máu thiếu sắt là:
– Mệt mỏi, yếu ớt, khó tập trung, suy giảm nhận thức.
– Da nhợt nhạt, xanh xao, niêm nhợt, đặc biệt là ở mặt, nướu, môi và mí mắt dưới.
– Tim đập nhanh, đau ngực, khó thở, đặc biệt khi vận động.
– Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai.
– Móng tay dễ gãy, hình thìa hoặc có đường rãnh.
– Tóc rụng, khô, xơ, dễ gãy.
– Thèm ăn những thứ kỳ lạ, như đất, đá, giấy, v.v.
– Kinh nguyệt bất thường, ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường
2. Điều trị thiếu máu thiếu sắt
– Các loại thực phẩm như: Gan, thận, thịt bò, trái cây sấy, đậu Hà Lan khô, quả hạnh nhân, rau lá màu xanh đậm và bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh nướng xốp, ngũ cốc và thanh dinh dưỡng là một trong những thực phẩm có hàm lượng sắt cao nhất.
– Người ta ước tính rằng cần cung cấp 1,8 mg sắt hàng ngày để đáp ứng nhu cầu từ 80% đến 90% ở phụ nữ trưởng thành và trẻ em trai và trẻ em gái vị thành niên
Thông báo về việc: Thời gian, địa điểm triệu tập ứng viên và thi tuyển vòng 1 Kỳ tuyển dụng viên chức năm 2024
Thông báo về việc: Chỉ tiêu tuyển dụng bác sỹ hạng I, II, III sau khi tổ chức xét tuyển
Đảng bộ Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
“Hồi sinh” cánh tay đứt rời cho nữ công nhân
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN