Phơi nhiễm nghề nghiệp với bụi gây ra nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe bao gồm khởi phát các bệnh hô hấp cấp tính hoặc mạn tính và suy giảm chức năng hô hấp. Theo thống kê của Tổ chức lao động Quốc tế, ước tính mỗi năm có khoảng 2,02 triệu người chết có nguyên nhân từ bệnh nghề nghiệp, con số này tương đương với khoảng 5.500 người chết mỗi ngày, gây ra gánh nặng tài chính rất lớn cho người lao động, gia đình và xã hội.
Bệnh bụi phổi silic có thể xảy ra trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm khai thác mỏ, khai thác đá, phun cát, xây, cắt đá, đúc và gốm sứ. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu do vậy việc chẩn đoán phát hiện bệnh sớm khi chưa có biểu hiện lâm sàng đóng vai trò quan trọng.
Bệnh bụi phổi silic là loạt các bệnh về phổi do hít phải tinh thể silic tự do.
Bệnh bụi phổi silic cấp tính xuất hiện sau khi tiếp xúc với nồng độ cao tinh thể silic qua đường hô hấp, gây ra các triệu chứng hô hấp trong vòng vài tuần đến vài năm, tiến triển thành xơ hóa nặng và gây giảm chức năng phổi nhanh cho trong khoảng thời gian chỉ từ 4 đến 5 năm.
1. Biểu hiện lâm sàng
Bệnh bụi phổi silic cấp tính được đặc trưng bởi các triệu chứng khởi phát nhanh bao gồm khó thở, ho, sụt cân, mệt mỏi và đôi khi đau ngực và sốt.
Nghi ngờ mắc bệnh bụi phổi silic cấp tính khi có triệu chứng ho, khó thở và đôi khi sốt hoặc đau ngực kiểu màng phổi ở bệnh nhân tiếp xúc với silic liều cao trong thời gian gần đây
Giảm dung tích sống gắng sức (FVC) và thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên(FEV1). Đo tổng dung tích phổi (TLC) và khả năng khuếch tán (DLCO), cả hai đều giảm.
2. Điều trị
Bệnh bụi phổi silic cấp tính thường tiến triển và không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Phương pháp điều trị chính là tránh tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và điều trị hỗ trợ.
3. Tiên lượng
Tiên lượng của bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic cấp tính là rất kém, bệnh nhân nhanh chóng bị tím tái và suy hô hấp. Khả năng sống sót sau khi xuất hiện triệu chứng thường dưới 4 năm. Nhưnnhiễm trùng cơ hội khác như lao và nấm phổi có thể làm phức tạp tình trạng của bệnh.
4. Phòng bệnh
Bệnh bụi phổi silic là một bệnh có thể phòng ngừa được, khuyến nghị sử dụng mặt nạ phòng độc có bộ lọc N95 để tránh phơi nhiễm silic khi làm việc trong không khí ở nồng độ silic 50 microg/m 3
Người lao động làm việc trong các nghành công nhiệp có nồng độ tinh thể silic cao như: khai thác đá, mỏ, gốm sứ…cần kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng chụp X quang ngực và đo chức năng hô hấp để có thể phát hiện bệnh và điều trị sớm.
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thông báo nội dung ôn tập: môn thi Ngoại ngữ, Kiến thức chung, Chuyên môn chuyên ngành kỳ thi tuyển viên chức năm 2024
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiên phong trong phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho nhân viên y tế
Thông báo số 3292/TB-BV về việc Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Copyright © 2024 BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN