Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm da cơ địa

Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm da cơ địa

Khoa Da liễu, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Trước đây, người ta thường cho rằng viêm da cơ địa có liên quan đến dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, theo quan điểm khoa học hiện đại, bênh nhân viêm da cơ địa chỉ kiêng loại thực phẩm gây dị ứng khi có bằng chứng cụ thể.

Một số loại thực phẩm thậm chí có thể giúp giảm bùng phát phát viêm da cơ địa:

Một số loại thực phẩm nên ăn:

Ăn những “ thức ăn- kháng- viêm” giúp giảm các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa như:

1. Cá và dầu cá

 

Các triệu chứng viêm da cơ địa có thể giảm khi sử dụng các thức ăn như cá hồi và cá trích hay dàu cá chứa nhiều axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm. Nên bổ sung ít nhất 250 mg axit béo omega- 3 hàng ngày từ thực phẩm.

2. Thực phẩm chứa quercetin

Quercetin là một flavonoid có nguồn gốc thực vật, tạo màu sắc đa dạng cho hoa, trái cây và rau củ. Đây là chất chống oxy hoá và kháng histamine mạnh, giúp giảm viêm và giảm ngứa. Thực phẩm giàu quercetin bao gồm táo, việt quất, trái cherry, bông cải xanh…

       

 3. Thực phẩm có chứa men vi sinh

Thực phẩm chứa probiotic, chẳng hạn như sữa chua, chưa các vi khuẩn sống giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp giảm các cơn bùng phát hoặc phản ứng dị ứng.

Thực phẩm giàu probiotic bao gồm: Bánh mì bột chua, súp miso, dưa chua lên men tự nhiên, pho mát mềm,…

4. Một số loại thực phẩm nên tránh

Một số loại thực phẩm có thể  không trực tiếp gây ra viêm da cơ địa nhưng có thể làm nặng các triệu chứng

  • Một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng ở một số bệnh nhân cụ thể như: các sản phẩm từ sữa, trứng, đậu nành, thực phẩm có chứa chất bảo quản, thực phẩm chứa chất béo chuyển hoá: Bơ thực vật, thực phẩm chế biến và thức ăn nhanh.
  • Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao cũng có thể làm bùng phát viêm da cơ địa như: Bánh, nước ngọt, đồ ăn nhanh…

 Tuy nhiên, các thức ăn này chỉ nên tránh khi được xác định là chất gây dị ứng đối với từng bệnh nhân. Không có một chế độ ăn cụ thể nào phù hợp với tất cả bệnh nhân viêm da cơ địa. Tuy nhiên chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hoá có thể giúp giảm các triệu chứng.