Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Một số tác dụng phụ thường gặp khi điều trị Helicobacter Pylori

Một số tác dụng phụ thường gặp khi điều trị Helicobacter Pylori

1. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là gì?

Helicobacter pylori (H. pylori) là vi khuẩn sống trong lớp nhày niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Khoảng 50% dân số thế giới nhiễm H. pylori, phần lớn trong số đó sẽ không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số có thể gặp các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày, và hiếm hơn là ung thư dạ dày.

Khi điều trị diệt trừ H.pylori cần phối hợp nhiều loại thuốc, sẽ có một số tác dung phụ cho bệnh nhân.

2. Một số tác dụng phụ khi điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori

– Miệng có vị kim loại: Tác dụng phụ này thường gặp với phác đồ có chứa metronidazol (Flagyl) hoặc clarithromycin (Klacid).

– Đỏ da, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh: các tác dụng này có thể gặp khi sử dụng metronidazol (Flagyl) cùng với rượu.

– Phân đen, táo bón: bismuth có thể khiến cho lưỡi bị đen, phân có màu đen và gây táo bón. Các triệu chứng sẽ tự hết, đặc biệt khi kết thúc đợt điều trị. Tuy nhiên, cần chú ý phân biệt với phân đen do xuất huyết tiêu hóa. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hỗ trợ nếu có đi ngoài phân đen kết hợp với 1 số triệu chứng nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa như nôn máu, đau bụng, mệt mỏi, tái nhợt..

Việc dùng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP là vô cùng quan trọng và sẽ được ưu tiên. Khi người bệnh gặp phải các tác dụng phụ có thể áp dụng các cách sau nhằm giảm bớt những ảnh hưởng do thuốc gây ra như sau:

– Chia nhỏ bữa ăn, có thể ăn thành 5 – 6 bữa/ngày.

– Ăn chậm nhai kỹ.

– Ưu tiên đồ ăn tốt cho tiêu hóa, hạn chế đồ ăn cay nóng, chua, chát, đồ ăn nhiều dầu mỡ vì sẽ tạo gánh nặng thêm cho dạ dày.

– Vận dụng những mẹo giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày như dùng gừng, nghệ, mật ong, nước bạc hà,…

– Khi gặp tình trạng tiêu chảy thì cần bù đủ nước, bù điện giải;

–  Muốn giảm thiểu tình trạng đau bụng cần giữ ấm bụng, massage, ấn huyệt,….

– Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp khắc phục tình trạng khô miệng và cảm giác bị khó chịu ở cổ họng.

–  Duy trì tâm lý thoải mái, tránh để bị căng thẳng stress quá độ hoặc lo lắng kéo dài.

– Tập thể dục thường xuyên, vận động điều độ giúp tăng cường hệ miễn dịch.