Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Đào tạo liên tục > Nhiễm khuẩn vết mổ: Các triệu chứng  nhận biết và biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ

Nhiễm khuẩn vết mổ: Các triệu chứng  nhận biết và biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ

Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong các nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp .Tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ được xác định khi có hiện tượng nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật từ khi mổ đến 30 ngày sau với loại phẫu thuật không cấy ghép và 1 năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả.Có 3 loại nhiễm khuẩn vết mổ gồm:



1. Nhiễm khuẩn vết mổ nông: Là tình trạng nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc dưới da tại vị trí rạch da. Bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Vết mổ có dấu hiệu bị sưng, đỏ, hoặc tụ dịch, bệnh nhân cảm thấy đau.
  • Xuất hiện tình trạng sưng hoặc chảy mủ từ vết mổ nông.
  • Có thể phân lập được vi sinh vật bằng việc cấy vô khuẩn dịch hay mô từ vết mổ.

2. Nhiễm khuẩn vết mổ sâu:Thường gặp ở các trường hợp phẫu thuật có đặt dụng cụ cấy ghép và bệnh nhân xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn tại mô mềm sâu sau 30 ngày hoặc 1 năm  sau phẫu thuật.Bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Có hiện tượng toác vết mổ tự nhiên.
  • Bênh nhân có hiện tượng sốt cao và được chỉ định mở vết mổ.
  • Bệnh nhân bị đau nhiều hay xảy ra tình trạng phù nề tại vết mổ, hoặc có những bất thường khác khi được thăm khám hoặc xét nghiệm, chụp X-Quang hay những bất thường khi phẫu thuật lại.

3. Nhiễm khuẩn vết mổ tại các  khoang, cơ quan trong cơ thể : Đây là hiện tượng nhiễm khuẩn ở bất cứ một bộ phận nào trong cơ thể, ngoài đường rạch da, gân, cơ được mở khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể xảy ra một số biểu hiện sau:

  • Tình trạng chảy mủ từ dẫn lưu được đặt trong cơ quan đó khi phẫu thuật.
  • Phân lập được vi sinh vật thông qua việc cấy vô khuẩn dịch
  • Xảy ra tình trạng áp xe hoặc một số biểu hiện khác do nhiễm trùng được phát hiện khi thăm khám hoặc khi bệnh nhân thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh xét nghiệm…

4. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ

  • Từ môi trường: Nấm, vi khuẩn hoặc các loại vi rút và kí sinh trùng trong không khí phòng mổ, phòng bệnh.
  • Từ người bệnh, người nhà, khách thăm.
  • Từ hoạt động thăm khám và điều trị: Không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện các kĩ thuật, phẫu thuật, thủ thuật.
  • Nguy cơ từ các thiết bị và dụng cụ phục vụ thắm khám, phẫu thuật.
  • Nguy cơ từ bàn tay nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân, bệnh nhân và khách thăm trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh.
  • Nguy cơ từ việc sử dụng kháng sinh không phụ hợp.

5. Nhiễm khuẩn vết mổ có nguy hiểm không?

  • Nhiễm trùng vết mổ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể là nguyên nhân gây tử vong ở những bệnh nhân được phẫu thuật không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả các nước có nền y học hiện đại trên thế giới.
  • Nếu không được xử lý sớm, bệnh nhân có thể đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, kéo dài thời gian nằm viện, tăng sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng với kháng sinh, do đó tăng chi phí điều trị lên rất nhiều.

6. Cần làm gì để phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ?

–  Thực hiện tốt công tác vô khuẩn

Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn. Đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Yêu cầu tất cả nhân viên y tế, người nhà, người bệnh, khách thăm phải thực hiện.

Vệ sinh đồ vật xung quanh bao gồm các phương tiện và dụng cụ sử dụng cho việc thăm khám, điều trị, nuôi dưỡng; các thiết bị phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn khác.

Hằng ngày phải thay băng, vệ sinh vết mổ. Theo dõi và phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng để xử trí kịp thời.

Định kỳ khử khuẩn và tiệt khuẩn phòng mổ, phòng bệnh.

Hạn chế người thăm nuôi bệnh nhân, người nhà đến thăm.

  Lựa chọn kháng sinh hợp lý.

  Có chế độ dinh dưỡng phụ hợp đảm bảo cân đối các chất, đường, đạm, lipid và khoáng chất, vitamin …để nâng cao thể trạng và tăng  sức đề kháng cho bệnh nhân.