Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Cách xử trí và biện pháp dự phòng dị vật đường thở

Cách xử trí và biện pháp dự phòng dị vật đường thở

I. Xử trí khi xảy ra dị vật đường thở

1. Đối với người còn tỉnh táo:

– Khuyến khích ho mạnh để đẩy dị vật ra ngoài.

– Nếu không hiệu quả, thực hiện thủ thuật Heimlich:

– Đứng phía sau bệnh nhân, vòng hai tay quanh eo.

– Đặt nắm đấm tay lên bụng, ngay dưới xương ức, và dùng lực ấn mạnh theo hướng lên trên.

2. Đối với người mất ý thức:

– Đặt bệnh nhân nằm ngửa, kiểm tra đường thở.

– Gọi cấp cứu ngay lập tức.

– Nếu được đào tạo, thực hiện ép tim ngoài lồng ngực để duy trì lưu thông máu cho đến khi có hỗ trợ y tế.

3. Không cố gắng dùng tay để móc dị vật: Điều này có thể làm dị vật đi sâu hơn vào đường thở.

II. Biện pháp dự phòng dị vật đường thở cho người cao tuổi

1. Hỗ trợ trong bữa ăn:

– Cắt nhỏ thức ăn, tránh các loại thực phẩm cứng hoặc có hạt (ngô, xương cá, thịt dai).

– Đảm bảo bệnh nhân ngồi thẳng và có sự giám sát khi ăn.

2. Hướng dẫn cách ăn chậm rãi:

– Không nói chuyện khi ăn.

– Uống nước theo từng ngụm nhỏ.

3. Theo dõi sức khỏe:

– Đối với bệnh nhân đột quỵ, cần điều trị và theo dõi các vấn đề rối loạn nuốt.

– Khám định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện và can thiệp sớm.

4. Huấn luyện kỹ năng sơ cứu: Gia đình và người chăm sóc cần học cách sơ cứu khi gặp trường hợp dị vật đường thở.