Điện thoại CSKH: 19008082 - 0886.234.222
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ ----- Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - PHÁT TRIỂN CHUYÊN SÂU - NÂNG TẦM CAO MỚI
Thời gian làm việc: Khám bệnh: 7h-16h (Thứ 2-Thứ 6), 7h-12h (Sáng thứ 7), trừ nghỉ lễ
Tiếp nhận cấp cứu và điều trị nội trú 24/7, kể cả nghỉ lễ
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An > Y học thường thức > Những điều cần lưu ý cho bệnh nhân Hemophilia 

Những điều cần lưu ý cho bệnh nhân Hemophilia 

 Khoa Nội Huyết học Lâm sàng, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An 

1. Bệnh Hemophilia là gì

 

Bệnh Hemophilia, hay còn gọi là bệnh máu khó đông hoặc bệnh ưa chảy máu, là một rối loạn đông máu di truyền gây ra bởi sự thiếu hụt hoặc bất thường chức năng của một trong các yếu tố đông máu trong máu.

2. Biểu hiện của bệnh Hemophilia

Người bệnh thường xuất hiện:

– Các mảng bầm tím lớn.

– Chảy máu trong cơ và khớp (cảm giác ngứa ran, nóng, đau, cứng khớp), nhất là các khớp gối, khớp khuỷu tay và khớp cổ chân.

– Các chảy máu bên trong cơ thể không rõ nguyên nhân.

– Chảy máu kéo dài sau một vết cắt, sau nhổ răng hoặc sau phẫu thuật.

– Chảy máu kéo dài sau khi bị tai nạn, nhất là sau chấn thương vùng đầu.

3. Chảy máu thường xảy ra ở đâu?

 Các vị trí thường gặp là cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay, đùi, gối , mắt cá chân, cơ thắt lưng, cơ bắp chân.

4. Điều trị cần được tiến hành khi:

– Chảy máu trong khớp.

– Chảy máu trong cơ, nhất là ở tay và chân.

– Bị thương ở cổ, miệng, lưỡi, mặt và mắt.

– Chấn động mạnh ở đầu hoặc đau đầu bất thường.

– Chảy máu nhiều và lâu cầm ở bất kì vị trí nào.

– Đau và sưng nề nhiều ở bất kì vị trí nào.

– Tất cả các vết thương hở cần khâu lại.

– Sau bất cứ tai nạn nào có thể gây chảy máu.

5. Đối với các trường hợp sau đây không cần điều trị

– Những vết bầm tím nhỏ thường gặp, tuy nhiên cần lưu ý vết bầm ở phần đầu.

– Những vết cắt nhỏ hoặc vết xước cầm máu nhanh.

– Những vết cắt sâu nhưng được cầm máu bằng cách băng ép vết thương

– Khi bị chảy máu mũi sẽ bóp lên mũi 5 phút và chườm đá. Nếu không hết, bệnh nhân mới cần được điều trị

6. Vài lưu ý để chung sống an toàn với bệnh hemophilia

­- Điều trị càng sớm càng tốt (6 giờ đầu).

– Tập luyện các bài tập dành cho bệnh nhân Hemophilia .

– Tuyệt đối không dùng aspirin (acetylsalicylic acid).

– Tuyệt đối không tiêm bắp, chỉ dùng thuốc đường uống hay tiêm tĩnh mạch.

– Chích ngừa bình thường (tiêm dưới da).

– Chăm sóc răng định kỳ theo tư vấn nha sĩ.

– Luôn mang theo thẻ bệnh nhân.

– Học cách xử trí ban đầu đối với các vết thương nhỏ.